Trang

Saturday, October 5, 2013

Trương Tam Phong

Cát Tường

Trương Tam Phong là một nhân vật có thật, tên thật là Trương Quân Bảo, là một đạo sĩ, người sáng lập Võ Đang - môn phái võ thuật lớn ở Trung Quốc. Trong tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung, ông là người sáng tạo Thái Cực quyền và Thái Cực kiếm. Ông còn được gọi dưới nhiều tên khác như: Trương Thông, Trương Toàn Nhất, Huyền Huyền Tử (tên hiệu), Trương Lạp Thác tức Trương bẩn thỉu do ông ăn mặc đơn giản, dù nóng hay lạnh, chỉ mặc một áo nạp và một nón mê (theo Minh sử, Phương Kỹ truyện). Phần thông tin dưới đây là nói về nhân vật Trương Tam Phong trong tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung.



Trương Tam Phong xuất hiện chủ yếu trong hai bộ tiểu thuyết "Thần Điêu Hiệp Lữ" và "Ỷ Thiên Đồ Long Ký".

Trong "Thần Điêu Hiệp Lữ", lúc đó ông mới có 14 tuổi, là tăng nhân của chùa Thiếu Lâm. Ông cùng sư phụ mình là Giác Viễn đại sư đuổi theo Tiêu Tương Tử và Doãn Khắc Tây vì hai tên này đã lẻn vào Tàng Kinh Các Thiếu Lâm ăn cắp bộ sách "Cửu Dương Chân Kinh". Đuổi nhau đến núi Hoa Sơn thì gặp đôi vợ chồng Quách Tĩnh-Hoàng Dung, Dương Quá-Tiểu Long Nữ, và rất nhiều cao thủ võ lâm khác như Chu Bá Thông, Hoàng Dược Sư, Nhất Đăng đại sư, Anh Cô... và cả Quách nhị cô nương Quách Tương vừa ở trên Hoa Sơn viếng mộ Hồng Thất Công và Âu Dương Phong đi xuống. Quân Bảo và Giác Viễn đại sư liền kể về việc kinh thư bị trộm cho mấy người kia nghe. Thấy không ổn, Doãn Khắc Tây và Tiêu Tương Tử dùng gian kế nhét kinh thư vào bụng của một con vượn trắng to để nhằm hòng chối tội. Nên Giác Viễn đại sư và Quân Bảo đành phải quay trở về Thiếu Lâm chịu tội làm mất kinh thư.

Trong "Ỷ Thiên Đồ Long Ký", ông xuất hiện cả ở thời niên thiếu lẫn cả lúc về già. Khi ông gặp lại Quách Tương ở thời điểm hai, năm 16 tuổi, hai năm sau "Thần Điêu Đại Hiệp", Quách cô nương liền hỏi vì sao mà Giác Viễn thiền sư lại bị xích chân tay như vậy. Quân Bảo liền kể lại vì làm mất kinh thư nên sư phụ Giác Viễn bị phương trượng bắt gánh nước bổ củi, xích tay xích chân, lại cấm không cho được nói chuyện với người khác. Quân Bảo vốn cùng tuổi với Quách Tương nên cô rất quý cậu ta bèn tặng ngay đôi La Hán bằng sắt mà Vô Sắc thiền sư (bạn thân của Dương Qúa đại hiệp) tặng cho mình mấy năm trước (khoảng gần cuối "Thần Điêu Đại Hiệp"). Quách Tương vốn tính ngang bướng thấy vậy liền lên chùa Thiếu Lâm đòi tìm phương trượng và Vô Sắc thiền sư (để xin tha tội cho đại sư Giác Viễn. Giữa lúc Quách Tương đang cãi cọ với các nhà sư Thiếu Lâm thì từ đâu xuất hiện một cao thủ võ công vô cùng lợi hại có biệt danh "Côn Lôn Tam Thánh" tên là Hà Túc Đạo tới gây rối, đòi gặp mạt Giác Viễn đại sư để tỉ thí. Giác Viễn đại sư liền giao đấu với y, đến lúc tưởng thua tới nơi thì đột nhiên Quân Bảo ra chiêu "Tứ Thông Bát Đạt" do thửơ trước Dương Qúa có chỉ dạy cho, khiến cho Hà Túc Đạo thua Giác Viễn đại sư.

Y tức mình liền đấu võ với Quân Bảo nhưng đánh tới tận hiệp thứ mười mà gã vẫn không thể đánh ngã nổi cậu. Hà Túc Đạo liền nhận thua và trước khi đi y nói Doãn Khắc Tây muốn chuyển tới Giác Viễn đại sư lời xin lỗi vì đã ăn cắp Cửu Dương chân kinh và y còn nói: "Sách ở trong hầu nhưng Hà Túc Đạo lại nghe ra là Sách ở trong dầu (đầu). Đơn giản vì Doãn Khắc Tây vốn là người Tây Vực nên giọng nói đã rất khó nghe, lại là lời nói trước lúc chết nên Hà Túc Đạo nghe nhầm cũng là lẽ đương nhiên. Sau khi Hà Túc Đạo đi rồi, phương tượng Thiếu Lâm liền sai người bắt Quân Bảo vì tội học võ công mà chưa được phép. Giác Viễn đại sư vốn yêu thương Quân Bảo như con đẻ, sợ nếu như cậu mà chịu hình phạt của chùa thì sẽ khó bảo toàn tính mạng nên ông đã liều chết cứu Quân Bảo và Quách Tương cho vào hai thùng nước rỗng, sau đó ông chạy khỏi chùa Thiếu Lâm. Khi tới chân núi, thoát khỏi sự truy đuổi của tăng nhân, Giác Viễn đại sư do đã bị trọng thương lúc giao đấu với Hà Túc Đạo nên đã kiệt sức và viên tịch. Trước lúc mất ông đã đọc lại toàn bộ Cửu Dương chân kinh cho Quách Tương và Quân Bảo nghe.

Quách Tương nghe xong nhớ khoảng ba phần, còn Quân Bảo do vốn đã biết một nửa Cửu Dương chân kinh nay lại biết thêm hai phần nữa do Giác Viễn đại sư nên anh đã biết được sáu, bảy phần của bộ kinh này. Sau khi chôn xong Giác Viễn sư phụ, anh liền chia tay Quách Tương. Anh liền lên núi Võ Đang kiếm một cái hang luyện tập chăm chỉ Cửu Dương thần công mà Giác Viễn để lại, trong mười năm sau nội lực đã tiến bộ vượt bậc. Về sau lại học Đạo Tạng, tâm đắc phép luyện khí của Đạo gia. Rồi có một ngày, ông bỗng nhận ra cái lẽ nhu khắc cương trong vỗ học, sung sướng quá liền ngửa mặt lên trời cười một hồi dài. Chính tiếng cười đó đã khai sinh ra một vị đại tông sư trước không có ai mà sau thì cũng không ai theo kịp. Về sau ông đi du ngoạn nhìn thấy ba ngọn núi hùng vĩ vươn lên đâm vào mây, lại ngộ ra sở học võ công nên đã tự đặt cho mình tên hiệu Tam Phong. Sau đó ông sáng lập ra Võ Đang phái danh trấn thiên hạ với "Võ Đang Thất Hiệp" gồm Tống Viễn Kiều, Du Liên Châu, Du Đại Nham, Trương Tòng Khê, Trương Thuý Sơn, Ân Lê Đình, Mạc Thanh Cốc.

Trương Tam Phong còn sáng tạo ra 1 bộ võ học có tên là Cửu Tiêu Chân Kinh trước khi sáng tạo ra Thái Cực Quyền Và Thái Cực Kiếm. Cửu Tiêu Chân Kinh gồm 9 chương tu luyện nội công,điển tịch võ học này sử dụng cương nhu nhị kình (giống như Thái Cực)để hóa giải các thế đánh của đối phương và phản đòn, sức mạnh được sánh ngang Dịch Cân Kinh.

--------------------------------

Bài liên quan:

1 comment:

  1. Trương Tam Phong thần thái tinh anh, tuấn tú, tướng mặt thần kỳ, xương hạc hình rùa, tai to mắt tròn, quả là bậc Tiên phong Đạo cốt. Khi năm tuổi ông mắc một loại bệnh kỳ quái về mắt, thị lực ngày càng kém. Lúc đó có một vị đạo sĩ từ phương xa đến nhà Trương Tam Phong, tự xưng là Trương Vân Am, trụ trì Cung Bích Lạc, hiệu là Bạch Vân Thiền Lão, nói với cha mẹ của Trương Tam Phong rằng:

    “Đứa trẻ này có phong thái Tiên phong Đạo cốt, tự có khí chất phi phàm, nhưng hiện tại gặp phải ma chướng này, cần bái bần Đạo làm Sư phụ, thoát khỏi trần tục, mắt sáng liền đưa về trả lại”.

    (Trích “Tam Phong Tiên Sinh Bản Truyện” của Uông Tích Linh đời Thanh).

    Xem thêm tại: Trương Tam Phong

    ReplyDelete