Ngọn núi đó tuy không phải là là cực cao, song dựng dứng như cây bút giữa một vùng núi non, dốc ngược khác thường, đừng nói đến con người, mà ngay loài khỉ vượn cũng khó mà leo lên được.
Ai nấy đều ngờ ngợ: "Người có bản lĩnh cao cường, cũng có thể leo lên được, thế nhưng trên đỉnh núi dựng đứng chót vót này, chẳng lẽ vẫn có người ở hay sao?".
Nhà sư tủm tỉm cười, đi trước dẫn đường. Rẽ qua hai dốc núi nữa, thì vào đến một rừng rừng rậm. Đây là khu rừng thông già dễ có đến mấy trăm tuổi, canh cây giao nhau đan xen, trên ngọn cây là lớp tuyết dày đến vài thước nên mặt đất tuyết mỏng, đi lại được dễ dàng.
Khu rừng thông náy trải dài, mất nửa canh giờ mới đi hết. Vừa ra tới bìa rừng là đến ngay chân núi.
Mọi người ngẩng đầu nhìn lên đỉnh núi. Lúc này đứng gần, nên càng cảm thấy khiếp hãi. Nếu là mùa hạ, leo lên đã khó; huống chi giờ đây tuyết phủ đầy đày,nếu mạo hiểm vin bám leo lên, thì cầm chắc chín phần mười là sẽ rơi xuống tan thây!
Một trận gió núi thổi mạnh, cành thông va đập vào nhau ầm ầm như sóng thủy triều dồn về trong đêm thu thanh vắng. Mọi người tuy đều in dấu chân khắp chốn giang hồ, từng thấy nhiều trận đánh lớn, song lúc này đứng dưới chân núi cũng đều không nén nổi nỗi khiếp đảm.
Nhà sư lấy trong người ra một ống phóng hoa? tiễn, xoè lửu châm ngòi. "Xẹt" một tiếng, hỏa tiễn bay lên không trung phụt ra luồng khói xanh, hồi lâu mới tan.
Ai nấy đều hiểu đây là tín hiệu báo tin của giới giang hồ. Chỉ lạ là hỏa tiễn bay cao như vậy, mà luồng khói xanh cứ quẩn mãi rất lâu mới tan, đó cũng là điều hiếm thấy.
Tất cả đều ngẩng đầu theo dõi xem từ phía đỉnh núi có động tĩnh gì không.
Một lát sau, trên đỉnh núi thấy có một chấm đen, nhanh chóng trượt xuống mỗi lúc lớn dần. Xuống dến lưng chừng núi, thì thấy rõ là chiếc giỏ cực lớn, được treo bởi đầu dây chão bện bằng trẹ Giỏ tre này này dùng để đón khách lên đỉnh núi.
Chiếc giỏ tre dừng trước mặt mọi người. Nhà sư nói:
- Giỏ này ngồi được ba người. Xin mời hai vị nữ lên trước. Có thể thêm một vị nam nữa. Vị nào đây?
Nhà sư thì không dụng được đến nữ thí chủ, nên bần tăng không ngồi rồi. Ha hạ..
Mọi người đều nghĩ: "Lão hoà thượng lỗ mãng này võ nghệ cao siêu thực, mà sao ăn nói thô lỗ vô duyên thế!".
Điền Thanh Văn đỡ Trịnh Tam Nương ngồi vào giỏ tre, thầm nghĩ: "Nếu mình lên trước chắc Tào sư huynh sẽ thừa cơ sát hại Đào Tử An mất. Nếu mình gọi Tử An cùng lên thì có sư thúc ở đây, e cũng bất tiện". Nghĩ rồi, bèn vẫy tay gọi Tào Vân Kỳ.
- Sư huynh! Sư huynh lên cùng muội đi!
Tào Vân Kỳ kinh ngạc qua dỗi, đưa mắt nhìn Đào Tử An, vẻ đắc ý hiện ra trên nét mặt rồi bước vào giỏ ngồi bên cạnh Điền Thanh Văn. Hắn nắm chắc sợi chão giật giật mấy cái.
Chiếc giỏ chao đi, rồi được kéo thẳng lên đỉnh núi. Cả ba người thấy mình lơ lửng như đang cưỡi mây vượt gió, ruột gan nôn nao khó ở. Đến lưng chừng núi,Điền Thanh Văn nhìn xuống, chỉ thấy đám người bé tẹo như những chấm đen. Thì ra nếu nhìn từ xa, ngọn núi này có vẻ không cao lắm. Kỳ thực, vách dựng đứng hơn nghìn trượng, kỳ vĩ khác thường. Điền Thanh Văn thấy sa sẩm mặt mày, nhắm nghiền mắt lại, không dám nhìn nữa!
Chừng thắp xong chén trà, chiếc giỏ được kéo lên đỉnh núi. Tào Vân Kỳ bước ra,Thanh Văn và Tam Nương theo sau. Mọi người quan sát thấy ở mỗi bên đỉnh núi có ba cái trục cuốn lớn cùng luồn sợi chão mà quay, để nâng hoặc hạ giỏ trẹ Có hơn chục người vạm vỡ chuyên quay trục và cái giỏ lại được thả xuống. Sau vài lần thả rồi kéo lên, nhà sư và tất cả mọi người đều đã lên hết. Có hai gã mặc áo xám thấy nhóm Tào Vân Kỳ lên đỉnh núi không để ý gì hết, cho tới khi nhà sư lên đến nơi, chúng mới khom lưng cúi chào.
Nhà sư cười nói:
- Bần tăng không báo trước với chủ nhân mà đã dẫn thêm mấy người bạn lên xin ăn ké bữa cơm đây! Ha ha!
Một người trạc tuổi trung niên, cổ cao, trán rộng, cúi người đáp:
- Các vị ấy đã là bạn của Bảo Thụ đại sư thì chủ nhân chúng tôi rất vui mừng đón tiếp!
Mọi người nghĩ thầm: "Thì ra nhà sư tên là Bảo Thụ". Người ấy lại vái chào khắp lượt:
- Chủ nhân của chúng tôi đi vắng nên không có mặt để cung kính đón tiếp các khách quý, mong các vị anh hùng tha lỗi cho.
Ai nấy vội vàng đáp lễ. và cùng lấy làm lạ: "Người này ở tận trên đỉnh núi tuyết,ăn mặc phong phanh như thế mà vẫn không có vẻ sợ lạnh, hẳn là nội công phải cừ lắm. Nhưng qua cách nói năng, chứng tỏ là kẻ bề dưới, vậy không biết chủ nhân của hắn là bậc anh hùng như thế nào?"
Bảo Thụ tỏ ra hơi ngạc nhiên:
- Chủ nhân của ngươi đi vắng ư? Tại sao vào lúc này mà lại vắng nhà?
- Chủ nhân chúng tôi đã đi Ninh Cổ Tháp từ bảy hôm trước ạ.
- Đi Ninh Cổ Tháp à? Có việc gì vậy? - Bảo Thụ lại hỏi tiếp.
Người này nhìn cả bọn Nguyễn Sĩ Trung có ý ngần ngại không trả lời.
Bảo Thụ nói:
- Cứ nói đi, đừng ngại.
- Chủ nhân chúng tôi có đối thủ lợi hại lắm, e rằng lúc lâm sự không địch nổi,nên phải đi Ninh Cổ Tháp để mời Kim Diện Phật trợ giúp.
Mọi người nghe nói đến ba chữ "Kim Diện Phật"đều giật mình! Đó là một bậc tiền bối trong giới võ lâm, từ hai chục năm nay lấy hiệu là "Đi khắp thiên hạ,không địch thủ". Vì bảy chữ này, ông ta đã chuốc bao nhiêu kẻ thù và tình địch.
Song vì võ công cao siêu, nên bất cứ kẻ thù nào ở môn nào, phái nào, ông ta cũng lần lượt đánh bại. Chừng mười năm nay ông ta mai danh ẩn tích, không ai trong giới võ lâm biết tin tức gì. Có người đồn rằng ông ta đã ốm chết ở bên Tây Vực,song chẳng ai được chứng kiến, nên vẫn còn nửa tin nửa ngờ. Lúc này bỗng nghe tin không những Kim Diện Phật vẫn còn sống, mà vị chủ nhân ở đây đang đi mời ông ta lên núi thì mọi người đều thấp thỏm không yên.
Kim Diện Phật vốn là người có võ công cao siêu, căm ghét những kẻ làm điều ác như kẻ thù. Nếu không biết thì thôi, chứ nếu biết có kẻ làm điều bất chính, thì thế nào ông ta cũng đến tận nơi để hỏi tội. Nhẹ thì kẻ đó cũng bị bẻ một chân hoặc một tay; nặng thì mất mạng không sao trốn được! Cả nhóm người lên đỉnh núi này ít nhiều cũng đã từng làm những việc lương tâm cắn rứt nên bỗng nhiên nghe thấy ba chữ "Kim Diện Phật" sao lại chẳng giật mình thấp thỏm được?
Bảo Thụ mỉm cười:
- Chủ nhân các ngươi cũng cẩn thận quá đấy thôi. Gã Tuyết Sơn Phi Hồ có tài cán gì ghê gớm đâu mà cần phải tốn công thế?
Người trung niên:
- Có thêm đại sư tới giúp một tay, thì chúng tôi yên tâm chắc thắng rồi, nhưng nghe nói gã Tuyết Sơn Phi Hồ đó vô cùng hung hãn xảo quyệt, chủ nhân tôi nói cứ phòng bị kỹ thì hơn. Có thêm người giúp sức, con chồn bay đó khó mà thoát được.
Tât cả đều trầm ngâm: "Không rõ gã đó là kẻ nào mà ghê gớm thế?".
Bảo Thụ và người trung niên kia nói chuyện xong, cũng bước về phía trước. Đi vòng qua mấy cây thông phủ đầy tuyết, thì thấy nột toà nhà đá năm gian rất lớn,tuyết dầy đặc chất quanh ngôi nhà.
Mọi người cùng bước vào cổng, đi qua một dãy hành lang, thì vào tiền sảnh.
Tiền sảnh cực rộng, bốn góc có 4 lò thanh hồng, chính giữa sảnh có treo một câu đối trên ván gỗ, có hai mươi chữ đại tự ( dịch nghĩa ):
"Chưa đến Liêu Đông, nói liều "Thế gian không đối thủ "
Gặp nơi Dực Bắc, mới tin thiên hạ có anh hùng."
Dòng chữ nhỏ phía trên, đề "Hi Mạnh nhân huynh chỉ bảo", phía dưới đề "Kẻ càn rỡ Miêu Nhân Phượng hổ thẹn năm xưa nói ngông sau khi say đánh bạo viết".
Mọi người đều là dân giang hồ, không hiểu rõ ý nghĩa của câu đối. Hình như nhân vật Miêu Nhân Phượng này cảm thấy hổ thẹn vì biệt hiệu của mình. Mỗi chữ đều được khắc sâu vào mặt ván gỗ, hình như được khắc bởi một vật rất sắc.
Bảo Thụ hơi đổi nét mặt:
- Tình bạn giữa chủ nhân ngươi và Kim Diện Phật sâu sắc đấy nhỉ!
Người trung niên đáp:
- Vâng! Chủ nhân chúng tôi đã quen biết Miêu đại hiệp mấy chục năm nay rồi ạ!
Bảo Thụ "ồ" một tiếng. Còn Lưu Nguyên Hạc thì tim đập thình thịch, thầm nghĩ: "Thế là cánh ta đến nhà bạn của Miêu Nhân Phượng rồi đây. Có lẽ phen này ta đi đời đến chín phần mười rồi".
Chỉ trong ít phút, hai bàn tay Nguyên Hạc mồ hôi ướt đẫm.
Mọi người lần lượt ngồi xuống. Người trung niên kia gọi người mang trà lên, và đứng ở phía dưới tiếp chuyện.
Bảo Thụ nói:
- Cái biệt hiệu "Đi khắp thiên hạ không địch thủ" của Kim Diện Phật năm xưa kể ra cũng ngông quá! Xem câu đối này, thì biết rằng ông ta nhận sai đấy!
Người trung niên đáp:
- Không phải thế dâu. Chủ nhân chúng tôi nói rằng, đó là Miêu đại hiệp khiêm tốn đó thôi. Thực ra nếu không ngại rườm rà, thì biệt hiệu của Miêu đại hiệp nên thêm vào bốn chữ nữa là "từ xưa tới nay" ạ.
Bảo Thụ "hừ" một tiếng, cười nhạt:
- Hừm! Kinh Phật có nói, năm Phật tổ Thích Ca Mâu Nhi giáng thế, vừa chào đời đã tự xưng là "Trên trời dưới đất chỉ một mình ta là dộc tôn". Vậy thì câu này sánh đôi được với biệt hiệu "Đi khắp thiên hạ không địch thủ" cũng nên!
Tào Vân Kỳ hiểu ngay ý châm biếm trong lời của Bảo Thụ, nên bật cười. Người trung niên tức giận nhìn hắn:
- Xin quí khách hãy tỏ ra tôn trọng cho!
Vân Kỳ ngạc nhiên:
- Sao?
Người trung niên nói tiếp:
- Nếu Kim Diện Phật biết ông diễu cợt, e rằng quí khách không được yên thân đâu!
Vân Kỳ đáp:
- Võ học rộng lớn vô cùng, nên biết là ngoài bầu trời này còn có bầu trời khác,người tài còn có người tài hơn. Ông ta cũng là người bằng xương bằng thịt thôi, dù bản lĩnh cao cường đến mấy, sao đã vội xưng là "Đi khắp thiên hạ không địch thủ"?
Người trung niên đáp:
- Tiểu nhân kiến thức còn nông cạn, không thấu mọi lẽ đời. Chỉ biết chủ nhân tại hạ nói là xứng đáng, thì hẳn là xứng đáng!
Tào Vân Kỳ thấy người này nói năng khiêm tốn, song vẻ mặt rất ngạo mạn, thì cơn giận bốc lên, nghĩ bụng: "Ta là chưởng môn của một phái, sao chịu nổi sự khiêu khích của tên đầy tớ thấp hèn này được?" bèn cười nhạt:
- Chắc hẳn ngoài Kim Diện Phật ra, chủ nhân của nhà ngươi là số một trong thiên hạ chứ gì?
Ha hạ Thật tức cười!
Người trung niên đáp:
- Không dám đâu ạ.
Và giơ tay vỗ nhẹ vào lưng ghế Vân Kỳ đang ngồi. Vân Kỳ thấy lưng ghế chấn động, người giật nảy lên. Hắn đang cầm chén trà, trong lúc bất ngờ, chén trà tuộc khỏi tay rơi xuống, chắc hẳn phải vỡ tan dưới đát. Song người trung niên nọ cúi người quơ tay đỡ luôn được cái chén, nói:
- Quí khách hãy cẩn thận!
Vân Kỳ đỏ mặt, nghoảnh mặt đi không đáp. Người trung niên tự tay đặt lại chén trà lên bàn.
Bảo Thụ hình như không thấy sự việc trên, nói với người trung niên cổ dài nọ:
- Ngoài Kim Diện Phật ra, chủ nhân của ngươi còn hẹn ai tới giúp sức nữa?
Người ấy đáp:
- Trước lúc đi, chủ nhân tôi có dặn là trong ngày hôm nay, sẽ có các vị Đạo trưởng Huyền Minh Tử của phái Thanh Tạng, Linh Thanh Cư Sĩ núi Côn Lôn,
Trưởng lão quyền sư môn Thái Cực ở Hà Nam tới đây chúng tôi phải tiếp đón chu tất. Đại sư là người đến đầu tiên, đủ thấy thịnh tình của ngài. Nếu chủ nhân tôi biết được, hẳn sẽ rất cảm kích.
Bảo Thụ được chủ nhân nơi đây mời chỉ nghĩ hễ mình đến thì dẫu việc khó khăn đến đâu cũng giải quyết dễ như trở bàn taỵ Không ngờ ngoài ta ra chủ nhân còn mời thêm khá nhiều nhân vật có tên tuổi khác nữa. Tuy hầu chưa gặp mặt họ bao giờ, song ta cũng đã từng nghe tên tuổi, tất cả đều là những cao thủ hàng đầu. Nếu sớm biết thế này thì ta chẳng đến làm gì. Cái tay Kim Diện Phật Miêu Nhân Phượng lánh cho xa thế mà hay! Vả lại, ta lặn lội đến đây mà chủ nhân lại không ở nhà tiếp, thật là thiếu tôn trọng quá đỗi.
Bảo Thụ không vui, bèn nói:
- Bần tăng cố nhiên không đắc dụnh rồi, nhưng Kim Diện Phật đến, có việc gì không giải quyết nổi đâu? Hà tất phải mời thêm ai nữa?
Người trung niên đáp:
- Chủ nhân chúng tôi nói muốn nhân dịp này để cùng họp mặt với các anh hùng,Phạm bang chủ ở Hưng Hán Cái Bang cũng sẽ đến nữa đấy ạ!
Bảo Thụ thấy ớn lạnh hỏi:
- Phạm bang chúa cũng đến à? Còn Tuyết SơnPhi Hồ hẹn bao nhiêu người đến giúp?
Người ấy đáp:
- Tiểu nhân nghe nói anh ta không mời ai, chỉ có một mình thôi.
Bọn Nguyễn Sĩ Trung, ân Cát, Đào Bách Tuế đều là người từng trải trên chốn giang hồ, nghe nói chỉ có một mình Tuyết Sơn Phi Hồ đến gây sự, mà chủ nhân ở đây ngoài việc phải bố trí bao nhiêu cao thủ hàng đâu, còn mời thêm Kim Diện Phật và Phạm bang chủ của Cái Bang thì đều nghĩ rằng Tuyết Sơn Phi Hồ dầu có ba đầu sáu tay thì cũng chẳng cần nhiều người đối phó với y đến thế. Riêng một mình nhà sư Bảo Thụ với võ công thượng thặng như thế cũng đủ cầm chắc đối phó dược y rồi, huống hồ còn có chúng ta trên đỉnh núi này, khi lâm sự cố nhiên không khoanh tay đứng xem. Chẳng qua chủ nhân lúc trước không nhờ có thêm nhiều khách không mời mà đến như thế.
Trong số đó có Lưu Nguyên Hạc là thấp tha thấp thỏm trong lòng. Hoá ra Cái Bang xưa nay đấu tranh dữ dội với triều đình, bọn họ dùng thêm hai chữ "Hưng Hán" vào tên bang mình thành "Hưng Hán Cái Bang", rõ ràng là có ý chống nhà Thanh.
Tháng trước, Tại tổng quản là quan Tổng Quản Ngự Tiền Thị vệ đã đích thân chỉ huy mười tám cao thủ thị vệ của Đại Nội để bắt sống Phạm bang chủ vào đại lao.
Việc làm này rất bí mật, rất ít kẻ giang hồ biết được. Lưu Nguyên Hạc chính là một trong mười tám cao thủ đó. Thế mà hôm nay ngờ nghệch làm sao lão lại vào ngay hang hùm, ắt hẳn là lành ít dữ nhiều rồi.
Bảo Thụ thấy Nguyên Hạc mặt biến sắc khi nghe nói đến Phạm bang chủ, bèn hỏi:
- Lưu đại nhân quen biết Phạm bang chủ à?
- Không phải là quen - Nguyên Hạc đáp - Tại hạ chỉ biết Phạm bang chủ là một bậc anh hùng hảo hán lừng danh ở miền Bắc, năm xưa đã dùng chiêu "Long trảo cầm nã thủ", tay không hạ được hai mãnh hổ.
Bảo Thụ tủm tỉm cười, không hỏi thêm gì nữa, quay sang hỏi người trung niên nọ:
- Tuyết Sơn Phi Hồ là người như thế nào? Hắn ta với chủ nhân của ngươi có thù oán gì với nhau?
- Chủ nhân của tại hạ chưa bao giờ nói ra, tại hạ cũng không dám hỏi nhiều - Người ấy đáp.
Trong khi chuyện trò, người hầu đã bưng cơm rượu lên. Trên đỉnh núi tuyết cao chót vót này mà vẫn có đủ rượu ngon, thức nhắm tốt, làm cho mọi người hết sức bất ngờ. Người trung niên cổ cao lại nói:
- Phu nhân của chúng tôi rất cảm ơn các vị đã hạ cố, mời các vị uống thêm một chén ạ.
Mọi người cùng tỏ lời cảm ơn.
Trong bữa ăn, Tào Vân Kỳ và Đào Tử An gườm gườm nhìn nhau. Hùng Nguyên Hiến và Chu Vân Dương thì xoa nắm đấm gầm ghè, còn Đào Bách Tuế chỉ muốn vụt cho Trịnh Tam Nương một roi.
Tuy ngồi ăn cùng bàn, song mỗi người đều có tâm trạnh riêng, chỉ có Bảo Thụ là vẫn cười nói như thường, ăn miếng thịt lớn,uống rượu bát to, nói năng bỗ bã thô tục chẳng giống một nhà tu hành chút nào!
Được vài tuần rượu, kẻ hầu bưng lên một mâm bánh bao nóng hổi. Mọi người đã nhọc mệt suốt nửa ngày trời, bụng đói mèm, trông thấy bánh bao là hớn hở. Đang định cầm bánh ăn thì bỗng nghe một tiếng nổ "đoàng" ở lưng trời. Tất cả đều ngửng đầu nhìn ra, thấy một hoa? tiễn đang bay ngang trời vút lên cao, rồi chững lại giây lát và nổ vang, đốm lửa bắn tung toé. Một đám khói màu sặc sỡ dần dần lan toa? thành hình một con chồn có cánh.
Bảo Thụ xô bàn ăn đứng dậy hô lên:
- Tuyết Sơn Phi Hồ đến rồi!
Mọi người đều biến sắc mặt. Người trung niên cổ dài nói với Bảo Thụ:
- Chủ nhân tại hạ chưa về mà kẻ địch đã đến. Mọi sự đều trông cậy vào đại sư làm chủ cho.
Bảo Thụ đáp:
- Có lão phu ở đây rồi, ngươi chớ sợ hãi. Hãy mời hắn lên núi đi!
Người trung niên nói:
- Tại hạ còn có điều muốn thưa.
- Ngươi cứ nói, không hề gì! - Bảo Thụ đáp.
Người trung niên ngần ngừ nói:
- Đỉnh núi này e hiểm trở, e rằng tên Tuyết Sơn Phi Hồ đó không sao lên được.
Tiểu nhân xin phiền đại sư xuống núi nói chuyện với hắn, là chủ nhân chúng tôi đi vắng ạ.
Bảo Thụ bèn nói:
- Ngươi cứ thả giỏ tre kéo hắn lên, ta sẽ đối phó.
- Chỉ e là hắn đến đây, sẽ làm kinh động đến phu nhân chúng tôi thì tiểu nhân sẽ không còn mặt mũi nào gặp chủ nhân nữa.
Bảo Thụ sa sầm nét mặt:
- Ngươi sợ ta không đối phó được với hắn ư?
Người trung niên vội vái liền mấy cái:
- Tiểu nhân không dám.
- Vậy thì ngươi cứ để cho hắn lên đi!
Không còn cách nào khác, người trung niên đành tuân theo. Y nói khẽ với một kẻ hầu vài câu gì đó, chắc là bảo chúng tăng cường bảo vệ bà chủ.
Bảo Thụ đã nhìn thấy hết, khẽ cười nhạt, rồi không uống gì nữa, chỉ bảo dẹp bỏ bàn ăn. Mọi người ngồi tản mát uống trà. Mới uống được một chung trà, người trung niên vừa nãy bảo:
- Khách đã đến!
"Két" một tiếng, hai cánh cổng lớn đã mở toang. Mọi người dừng cả lại, chăm chú nhìn ra, chỉ thấy ngoài cổng có hai tiểu đồng sánh vai bước vào. Hai tiểu đồng cao bằng nhau, mặc áo lông điêu trắng, đỉnh đầu tết hai bím tóc được buộc dựng lên bằng sợi đỏ, lưng đeo kiếm dài. Cả hai có khuôn mặt thanh tú như tranh vẽ,trông rất khôi ngô, và lạ nhất là hai khuôn mặt giống hệt nhau, khó mà phân biệt được. Chỉ khác nhau ở chỗ tiểu đồng đi bên phải thì chuôi kiếm chéo sang trái; tiểu đồng đi bên trái thì chuôi kiếm chéo sang phải, trên tay nâng một chiếc hộp.
Cả bọn đều ngạc nhiên khi nhìn thấy hình dáng hai tiểu đồng này, song cũng cảm thấy nhẹ nhõm, vì những tưởng gã Tuyết Sơn Phi Hồ hung ác gớm ghê sẽ tiến vào, chứ không nghĩ là hai cậu bé con này.
Khi hai tiểu đồng bước vào gần hơn, thì mọi người nhìn rõ trên mỗi bím tóc của chúng đều đính một viên ngọc, cả thảy bốn viên, đều to bằng đầu ngón tay, lấp lánh ánh sáng dịu nhạt.
Hùng Nguyên Hiến là Tổng tiêu đầu một tiêu cục. Đào Bách Tuế thì dày dạn ở chốn lục lâm, cả hai đều rất sành đánh giá báu vật. Nhìn thấy bốn viên ngọc đó,tim họ rộn ràng dập mạnh: "Mấy viên ngọc này cực kì quý giá; áo lông điêu trắng chúng mặc cũng không lẫn một sợi lông màu, thật là của hiếm có. Ngay nhà đại phú cũng chưa chắc đã có thứ này."
Hai tiểu đồng thấy Bảo Thụ ngồi chính giữa, bèn tiến đến vái chào. Tiểu đồng đi bên trái giơ cao chiếc hộp, người trung nọ đỡ lấy mở ra và đưa lên cho Bảo Thụ.
Bảo Thụ thấy trong hộp có một lá thiếp màu đỏ, bèn cầm lên xem. Một hàng chữ đen nhánh viết rằng: "Vãn sinh Hồ Phỉ kính bái. Cuộc hội ngộ trên đỉnh núi tuyết,xin thực hiện đúng giờ ngọ hôm nay". Hàng chữ rắn rỏi ngay ngắn.
Bảo Thụ đọc hai chữ "Hồ Phỉ", thì chợt nghĩ ra: ồ. Biệt hiệu Phi Hồ thì ra là đảo ngược của tên Hồ Phỉ mà nên", bèn gật gù.
- Vậy chủ nhân các ngươi đã đến chưa?
Tiểu đồng đứng bên phải đáp:
- Chủ nhân chúng tôi nói, sẽ đến đúng vào giờ Ngọ. Vì e quý chủ nhân ở đây phải đợi lâu, nên sai chúng tôi đến trước mạo muội báo tin.
Tiếng nói của tiểu đồng lanh lảnh trong vắt, chưa vỡ giọng.
Bảo Thụ thấy chúng rất đáng yêu, bèn hỏi:
- Các cháu là anh em sinh đôi à?
- Vâng ạ. - Một tiểu đồng trả lời, đồng thời cúi chào và quay người định lui ra.
Người trung niên nọ bèn nói:
- Hai tiểu đệ hãy nán lại ăn chút ít gì đã rồi hãy đi.
Tiểu đồng đứng bên phải trả lời:
- Đa tạ đại cạ Không được lệnh của chủ nhân không dám ở lại ạ.
Điền Thanh Văn lấy trên khay ra mấy thứ hoa quả đưa cho hai tiểu đồng, tươi cười:
- Vậy thì ăn chút hoa quả vậy!
Tiểu đồng bên trái đón lấy:
- Xin đa tạ cô nương!
Tào Vân Kỳ có máu ghen sằng, lại thêm tính nóng nẩy, không kìm nén nổi tức giận khi thấy Điền Thanh Văn tỏ ra thân mật với hai tiểu đồng. Máu nóng bốc lên,hắn cười nhạt:
- Bọn nhóc con con mà cũng đeo kiếm dài, chẳng lẽ hai đứa cũng biết kiếm thuật chăng?
Hai tiểu đồng ngạc nhiên nhìn Tào Vân Kỳ, cùng đáp:
- "Bọn nhóc con" này không biết ạ.
Vân Kỳ quát lên:
- Vậy thì làm bộ tịch đeo kiếm để làm gì? Hãy để kiếm lại cho ta!. Nói rồi, thò tay ra nắm chuôi kiếm của cả hai.
Hai tiểu đồng hoàn toàn không ngờ rằng lúc này lại có người tước binh khí của chúng.
Vân Kỳ hành động mau lẹ, chỉ nghe hai tiếng "soạt, soạt", đã thấy lấp loáng hai thanh trường kiếm đã bị Vân Kỳ rút ra khỏi vỏ, cầm chặt trong tay rồi.
Vân Kỳ cười ha hả:
- Hai chú nhóc các...
Mới nói được bốn tiếng đó thì hai tiểu đồng vọt tới, một ra tay trái, một ra tay phải ấn vào cổ Vân Kỳ nhanh như chớp, đồng thời cũng xô hắn về phía trước.
Vân Kỳ đang định chống trả thì lại bị một chú dùng chân trái, một chú dùng chân phải cùng lúc ra đòn thúc vào hai chân. Hắn bất ngờ bị lộn trong không trung nửa vòng,rơi "huỵnh" xuống đất.
Vân Kỳ đoạt kiếm đã nhanh, nhưng cú ngã này còn xảy ra nhanh hơn. Mọi người đang sửng sốt, thì hai tiểu đồng xông ngay vào định lấy hai thanh kiếm. Song Vân Kỳ đâu phải hạng xoàng, chẳng qua vừa nãy chưa kịp phòng bị nên đành chịu ngã,song vừa ngã xuống, hắn đứng phát ngay dậy giơ hai thanh kiếm lên hù cho bọn nhỏ phải lui. Chẳng ngờ hai tiểu đồng tung người lên, và không hiểu bằng cách nào, một chú đã tóm lấy cổ Vân Kỳ, vừa bẻ vừa móc, chiêu thức giống hệt như vừa nãy, làm Vân Kỳ lại ngã "huỵnh" một lần nữa.
Cú ngã trước có thể nói là chưa đề phòng, nhưng cú ngã thứ hai, thì Vân Kỳ ngã đau hơn. Hắn là chưởng môn của phái Thiên Long Môn, đang ở độ sung sức, còn hai tiểu đồng chỉ cao tới ngực hắn mà thôi. Thế mà ngã luôn hai lần, thử hỏi Vân Kỳ còn mặt mũi nào nữa.
Trong lúc nổi giận như điên, hắn thoáng nghĩ phải giết chúng. Tuy còn nằm chưa dậy, thanh kiếm bên trái còn trúc xuống, hắn lia ngang thanh kiếm bên tay phải, định chém chết luôn hai đứa nhỏ.
Điền Thanh Văn thấy hắn dùng chiêu "Nhị lang đảo sơn" là chiêu hiểm độc của bản môn, ngay người có võ công cao cường cũng khó đỡ nổi. Thấy hai đứa bé trắng trẻo đáng yêu sắp uổng mạng đến nơi, nàng vội hô lên:
- Sư huynh! Đừng ra chiêu giết người đó!
Tào Vân Kỳ vung kiếm chém ra thì nghe tiếng gọi to của Điền Thanh Văn. Hắn vốn nghe lời sư muội, song lần này đã trót ra chiêu, trong lúc vội vàng không kịp thu kiếm về, đành chững tay lại, thầm nghĩ chỉ để chút dấu vết trên ngực hai chú tiểu đồng là được. Chẳng đè tiểu đồng bên trái bỗng luồn qua nách Vân Kỳ chui sang bên phải, tiểu đồng bên phải luồn qua bên trái, thế là Vân Kỳ lia kiếm vào khoảng không. Hắn đang định thu chiêu chém tiếp, chợt thấy loáng một cái hai tiểu đồng đã sấn tới.
Vân Kỳ hai lần nếm mùi cay đắng rồi, nhưng kiếm chiêu đi quá đà không kịp thu kiếm để hồi kích.
Vân Kỳ thấy chúng lại giở quái chiêu, biết là khó có thể đỡ nổi, liên buông hai tay kiếm, giơ thẳng hai bàn tay đẩy mạnh,miệng quát "Tới". Mỗi bàn tay dùng mười phần sức mạnh, hai tiểu đồng chỉ cần bị chưởng lực lướt qua, tất không tránh khỏi bị thương. Chỉ thấy bóng người lướt qua,hai đứa bé thoắt cái biến đâu mất.
Vân Kỳ vội quay phát lại thì tiểu đồng bên trái cúi mình luồn sang phải, tiểu đồng bên phải luồn sang trái khiến hắn hoa cả mắt,cổ đã bị hai tiểu đồng ghì chặt.
Trong lúc nguy cấp, Vân Kỳ gắng hết sức ưỡn lưng thẳng người ra phía sau hòng quăng ngã chúng. Vừa mới gắng sức thật mạnh để quăng thì hai tay nhỏ buông ngay cổ Vân Kỳ ra.
Vân Kỳ phát hoảng biết là nguy rồi định chững ngay lại để đứng lên, song đã muộn.
Hai tiểu đồng, một dùng chân trái, một dùng chân phải hất tung hai gót chân của Vân Kỳ.
Vân Kỳ dùng sức quá mạnh, vốn đã đứng không vững, lúc này lại bị như vậy nên người bị tâng lên rồi ngã vật ngửa xuống đất,trong tiếng văng tục của chính hắn.
Cú ngã này làm Vân Kỳ thấy như gẫy sống lưng. Hắn định cố đứng lên, song lưng không còn sức, đành phải ngã vật ra.
Chu Vân Dương dấn bước lên đỡ Vân Kỳ. Nhân lúc đó hai tiểu đồng đã nhặt lại kiếm dài.
Tào Vân Kỳ vốn thẹn đã đỏ cả mặt, lúc này thì uất đến tím tái, rút kiếm sau lưng dùng chiêu "Bạch hồng quán nhật", hét một tiếng, đâm thẳng vào tiểu đồng bên trái.
Chu Vân Dương thấy sư huynh bị ngã liền ba lần thì hiểu ra rằng hai tiểu đồng này tuy nhỏ tuổi, song thật không dễ gì so tài được. Đối phương có hai, nay mình xông vào giúp sức cũng phải lẽ thôi. Nghĩ vậy, Chu Vân Dương bèn rút kiếm xông vào đâm tiểu đồng đứng bên phải.
Tiểu đồng bên trái đưa mắt ra hiệu, cả hai giơ kiếm đỡ gạt, rồi bỗng nhảy lùi về phía sau ba bước.
Tiểu đồng đứng bên trái gọi to:
- Thưa đại hoà thượng! Tiểu nhân chỉ vâng mệnh chủ nhân đến đây đưa thư,không hề đắc tội với hai vị đây, vậy xin hỏi vì sao hai vị cứ quyết nhằm đánh?
Bảo Thụ mỉm cười:
- Hai vị muốn thử tài nghệ của hai cháu, chứ không có ác ý gì đâu. Các cháu cùng luyện tập với hai vị đó xem sao.
Tiểu đồng đứng bên trái bèn nói:
- Đã vậy mong hai vị chỉ bảo!
Cả hai cùng vung kiếm đấu với Vân Kỳ, Vân Dương.
Tất cả mọi kẻ tôi tớ nam nữ ở trên trang trại này đầu biết võ công. Họ nghe nói có hai tiểu đồng lên núi đưa thư, đang đấu võ với mấy người trên sảnh bèn kéo nhau ra xem, đứng chật cả ngoài hành lang.
Họ thấy một chú cầm kiếm tay trái, một chú cầm kiếm tay phải, các động tác tiến lui né tránh đều giống hệt nhau, đôi trường kiếm tiến đánh liên hoàn vô cùng kín kẽ. Có lẽ chúng đã được luyện kiếm từ nhỏ và chuyên luyện môn song kiếm hợp bích này. Cũng lạ là chú tiểu đồng bên trái cầm kiếm tay trái cũng linh hoạt như chú tiểu đồng bên phải cầm kiếm tay phải, ắt hẳn thuận tay trái từ lúc trời sinh.
Hai huynh đệ Tào, Chu thay đổi liền mấy chiêu kiếm, vẫn không là gì nổi hai đứa bé. Phút chốc, hai bên đấu nhau liền mấy chục hiệp, tuy không có vẻ gì nao núng, song Tào, Chu cũng chẳng tỏ ra trội hơn chút nào.
Nguyễn Sĩ Trung sốt ruột, quan sát kĩ lối đánh của hai tiểu đồng xem thuộc môn phái nào, thì thấy chẳng qua là kiếm pháp Đạt Ma của phái Thiếu Lâm mà thôi,chứ không có gì đặc biệt. Chỉ có điều dù đâm hay đỡ, thì xuất chiêu không lo ngại gì phía sau lưng, phòng ngự thì thì không nghĩ đến phản công, cho dù tấn công hay phòng ngự đều dốc được hết sức lực mà thôi. Sĩ Trung nghĩ mình chỉ cần hai tay không cũng đủ đoạt hai thanh kiếm của hai tiểu đồng.
Thấy Tào, Chu đấu với hai tiểu đồng đã lâu mà không hạ nổi, vậy là uy danh của phái Thiên Long Môn Bắc Tông sắp đổ vỡ đến nơi, Sĩ Trung bèn kêu to:
- Hai chú bé này quả là lợi hại! Vân Kỳ, Vân Dương hãy lui, để lão phu đùa vui với chúng một tí!
Nghe sư thúc gọi, Tào, Chu dạ ran và định lui ra. Nào ngờ hai tiểu đồng xuất chiêu cực nhanh, trong chớp mắt đôi kiếm cùng đâm tới tấp, Tào, Chu buộc phải giơ kiếm cản phá, song đôi kiếm của hai chú nhỏ cứ chém liên tiếp không ngớt,phải chống đỡ hơn chục chiêu, không sao thoát thân được.
Điền Thanh Văn nghĩ bụng: "Ta phải tiếp ứng cho hai sư huynh, để Nguyễn sư thúc khống chế hai chú nhỏ này, Nguyễn sư thúc võ công siêu việt, cố nhiên là sẽ giơ tay tóm được bốn bím tóc của chúng!". Thế rồi, Điền Thanh Văn rút kiếm ra nói:
- Hai vị sư huynh hãy nghỉ tay!
Thanh Văn thấy tiểu dồng bên trái dang tấn công Tào Vân Kỳ liên tục, bèn vung kiếm chặn được một chiêu. Nào ngờ chiêu kiếm tiếp theo của tiểu đồng là một chiêu nhằm luôn cả hai, vừa nhằm luôn đuôi mắt của Tào Vân Kỳ lại nhằm luôn vai trái của Điền Thanh Văn. Điền Thanh Văn đành phải đỡ đón. Thế là không những không giúp đỡ gì dược cho sư huynh mà chính mình cũng bị cuốn vào vòng.
Tào Vân Kỳ mỗi lúc một thêm nóng giận, nghĩ thầm: "Kiếm thuật của phái Bắc Tông Thiên Long Môn nổi tiếng xưa nay, thế mà hôm nay cả ba người hợp lại mà vẫn không hạ nổi hai thằng bé con. Chuyện này lan truyền trong giới giang hồ thì phái Bắc Tông Thiên Long Môn còn mặt mũi nào nữa?" Nghĩ đến đây, tay kiếm của hắn càng mạnh mẽ dữ dội.
Tiểu đồng bên phải thấy huynh trưởng bị dồn ép, bèn trở tay kiếm đâm luôn Tào Vân Kỳ.
Vân Kỳ xoay người đỡ, thì tiểu đồng bên trái lia kiếm vào Chu Vân Dương. Trong khoảnh khắc, hai tiểu đồng đã đổi đối thủ. Điều này diễn ra quá nhanh, thân pháp lại rất đẹp mắt, làm mọi người đứng xem hò reo khen ngợi.
Ân Cát khẽ nói:
- Mời Nguyễn sư huynh ra tay đi. Cả ba người này không thắng nổi chúng đâu.
Nguyễn Sĩ Trung gật đầu, thắt chặt thêm thắt lưng:
- Hãy để ta ra đùa một chút nào!
Nói rồi tung người áp sát tiểu đồng bên phải, ngón tay trái điểm vào huyệt "cự cốt" ở vai, tay phải xông vào đoạt kiếm của tiểu đồng theo thế "Đại cầm nã thủ".
Mọi người thấy Sĩ Trung hành động mau lẹ, ra đòn hiểm, đều có ý lo cho tiểu đồng. Song, một ánh kiếm loáng nhanh, mũi kiếm của tiểu đồng bên trái đã dí vào lưng Sĩ Trung.
Nguyễn Sĩ Trung chỉ nhằm đoạt kiếm, vẫn nghĩ là có Chu Vân Dương khống chế tiểu dồng kia rồi, không ngờ mình lại bị đánh lén như vậy. Kịp nghe Điền Thanh Văn hô gấp "sư thúc, phía sau kìa", Sĩ Trung vội né sang trái để tránh, thì một tiếng "soạt", lưng áo đã bị rạch một đường dài. Tiểu đồng phía trái kêu lên "Ngài hãy cẩn thận đấy!".
Có vẻ như chú vẫn có ý nhường nhịn.
Sĩ Trung nóng lòng, đỏ mặt tía tai, song đã từng trải nhiều năm chiến đấu với các cao thủ, nên cú hớ vừa rồi chỉ khiến ông ta thêm bình tĩnh. Lúc này ông ta không dám mạo hiểm tiến đánh., tiếp tục giở chiêu thức "đại cầm nã", nào khoá,lừa miếng, chặn, chìa để tìm chỗ sơ hở hòng đoạt lấy binh khí trong tay hai tiểu đồng.
Sĩ Trung khổ luyện đôi tay suốt mấy chục năm, nên các chiêu thức ra quả là khác thường. Song kể cũng lạ Ở chỗ Tào, Chu hai người đấu với hai chú tiểu đồng tuy hai chú nhỏ chưa lấn lướt được, nhưng giờ đây thêm cả Sĩ Trung, Điền Thanh Văn nữa, mà tình thế vẫn chỉ là ngang sức ngang tài mà thôi!
Ân Cát nghĩ bụng: "Bắc Tông, Nam Tông cũng vốn là hai nhánh của cùng một cánh, nếu Bắc Tông bị mất nhuệ khí thì Nam Tông cũng chẳng vẻ vang gì. Tình thế hôm nay, thà để cho người ngoài nói là lấy đông đánh ít là còn hơn là chịu thất bại". Nghĩ vậy, bèn rút trường kiếm ra khỏi vỏ, giở chiêu "Lưu tinh cản nguyệt" ra,người chưa vào trận mà mũi kiếm đã xốc tới ngực tiểu đồng bên trái. Tiểu đồng bên phải la lên "lại thêm một nữa đấy" và quay ngang kiếm dí mũi vào cổ tay Ân Cát.
Ân Cát giật thót mình, thầm nghĩ: "Hai thằng bé này lên hoàn ứng cứu, quả là đã luyện tới mức xuất quỷ nhập thần rồi đây!".
Ân Cát vội hạ thấp cổ tay tránh mũi kiếm đó. Điều này chẳng mấy khó khăn, song chiêu kiếm ân Cát đâm về phía ngực tiểu đồng bên trái đã mất tác dụng.
Thế là giữa đại sảnh có sáu thanh trường kiếm, một đôi tay trần quần nhau ào ào như gió rít, qua mấy chực hiệp vẫn chưa phân thắng bại!
Đào Tử An thấy Điền Thanh Văn mặt đỏ tưng bừng, đã vài lần đưa tay áo lau mồ hôi bèn gọi:
- Thanh muội! Hãy nghỉ đi, để huynh vào thay cho!
Nói rồi, Tử An vung đao xông vào. Tào Vân Kỳ gắt:
- Ai cần ngươi lấy lòng thế hả?
Nói rồi giơ thanh trường kiếm chặn đường gươm của tiểu đồng bên phải đâm tới,tay trái thoi một quyền vào mũi Đào Tử An.
Tử An cười, né sang bên ba bước,vòng ra phía sau tiểu đồng bên trái. Tử An tuy bị thương ở đùi, song đao pháp vẫn vô cùng linh hoạt.
Hai tiểu đồng thì kiếm thuật vô cùng quái lạ., đối phương càng đông thì uy lực của chúng lại mạnh lên theo.
Đào Tử An vừa phải đề phòng Tào Vân Kỳ đánh lén, lại vừa phải đối phó với các đường kiếm biến hoá khôn lường của hai tiểu đồng nên chân tay bận rộn vô cùng.
Đào Bách Tuế từ từ tiến lại, giơ roi sắt bảo vệ con trai,. Trong ánh lấp loáng của đao kiếm, Tào Vân Kỳ lia mạnh một đường gươm chém Đào Tử An.
Đào Bách Tuế tức giận quát to một tiếng, vung roi sắt chặn lại và xuất chiêu đánh Tào Vân Kỳ.
Mọi người đứng xem thấy cuộc chiến sôi nổi, ai nấy đều kinh ngạc.
Khi Nguyễn Sĩ Trung lui ra ngoài vòng chiến, Hùng Nguyên Hiến thấy ông ta ôm cái hộp sắt vào lòng, bèn nghĩ rằng có lẽ mình hãy xông vào trợ chiến, nhân lúc nhốn nháu sẽ thừa cơ hạ thủ, cướp lại chiếc hộ sắt cũng hay hoặc giết luôn cha con họ Đào lại càng tốt. Nghĩ rồi bèn hô lên:
- Thật là vui vẻ quá! Lưu sư huynh anh em ta cùng ra tay nào!
Lưu Nguyên Hạc và Hùng Nguyên Hiến từ nhỏ cùng theo học một thầy nên biết ý nhau lắm. Vừa nghe tiếng gọi, Nguyên Hạc đã hiểu rõ ý đồ của Nguyên Hiến,bèn múa hai gậy sắt áp sát tới Nguyễn Sĩ Trung.
Hai tiểu đồng đâu có ngờ rằng cả đám đông địch thủ lúc này lại đều có mưu đồ riêng. Chúng thấy Lưu Nguyên Hạc và Hùng Nguyên Hiến nhảy vào tham chiến bèn ra tay khống chế tấn công hai người luôn!
Tuy hai tiểu đồng có kiếm thuật tài tình thật, song hai chọi với chín thì rõ là cầm chắc phần thua. May mà chín đối thủ kia không cùng lòng cùng dạ, nên các chiêu thức của họ nhằm vào hai tiểu đồng thì ít mà nhằm phòng thân thì nhiều.
Điền Thanh Văn thấy Lưu, Hùng cả hai xông vào đấu hai tiểu đồng, thì ánh mắt không rời sư thúc mình, nàng hiểu rõ ý đồ của họ, bèn gọi:
- Nguyễn sư thúc, chú ý giữ cái hộp sắt!
Nguyễn Sĩ Trung giáp chiến đã lâu mà không hạ nổi hai tiểu đồng, thì sốt ruột nghĩ thầm: "Bên ta chín người, không thắng nổi hai thằng bé con này, hôm nay mất thể diện quá rồi. Nếu lại mất cả chiếc hộp sắt nữa thì sau này càng khó sống!".
Trong một khoảnh khắc sơ ý, Sĩ Trung thấy một luồng gió mạnh rít qua mặt.
Hóa ra là tiểu dồng bên phải sau khi gạt được hai đường kiếm của Vân Kỳ và Vân Dương bèn thừa cơ phạt luôn Sĩ Trung một kiếm!
Sĩ Trung giật thót tim, thầm nghĩ: "Đằng não cũng mất thể diện rồi!". Hắn nghiêng người né tránh, xoay luôn cổ tay rút phát thanh trường kiếm. Trong chín người này, thì võ công của Sĩ Trung cao cường hơn cả. Kiếm pháp Thiên Long
Môn vừa tung ra, là loảng xoảng những tiếng binh khí va chạm nhau. Gươm đao của cha con họ Đào, của hai huynh đệ Lưu, Hùng đều bị trường kiếm của Sĩ Trung đánh bật ra.
Ân Cát che chắn cho kín thân, lui về phía sau để nhân cơ hội này ngầm quan sát cái huyền diệu của kiếm thuật phái Bắc Tông.
Nguyễn Sĩ Trung thấy mọi người đều dần dần lui xa, cách mình có đến vài thước, thì đường kiếm của ông ta chuyển độnh càng thêm linh hoạt; bèn phấn chấn tinh thần, dấn thêm hai bước ra chiêu "Vân trung thám trảm" tung ra, bổ xuống đầu tiểu đồng bên phải. Chiêu này mau lẹ khác thường. Trường kiếm của tiểu đồng bên phải vừa giao đấu với gậy sắt của Lưu Nguyên Hạc; bỗng thấy kiếm chém tới;vội vàng khom người tránh thì "soạt" một tiếng, hạt ngọc quý đính trên bím tóc của chú bé bị kiếm chém lìa hai nửa rơi xuống đất.
Cả hai tiểu đồng mặt mày đều biến sắc. Tiểu đồng bên phải kêu lên "anh ơi" mồm mếu máo như muốn khóc.
Nguyễn Sĩ Trung cười ha hả, chợt thấy hai bóng trắng loáng qua, hai tiểu đồng đã đổi vị trí, mấy tiếng "choang choang" vang lên, binh khí cả Chu Vân Dương và Hùng Nguyên Hiến đã bị chém gãy. Hai người cả sợ vội nhảy ra ngoài vòng chiến,nhưng nhìn thấy trong tay mỗi tiểu đồng có thêm một con dao găm sáng loáng.
Tiểu đồng bên trái hô lên "em hãy tính sổ với hắn" nói rồi vung dao găm lia sang, hai tiếng "Choang choang", hai thanh trường kiếm trong tay cả Tào Vân Kỳ và Ân Cát cũng bị gãy luôn. Hóa ra, hai con dao găm ấy vốn là một thanh bảo đao có thể chặt vàng, chém ngọc.! Vân Kỳ lùi lại hơi chậm, nên "soạt" một tiếng,thanh bảo kiếm đã lướt qua sườn trái, làm thăt lưng da cùng vỏ kiếm đeo bên hông bị chém đứt thành mấy đoạn!
Tiểu đồng bên phải cầm thanh kiếm bên phải, cầm dao găm tay trái áp sát uy hiếp Nguyễn Sĩ Trung. Lúc này hai tay hai kiếm, kiếm pháp của chú tiểu đồng linh hoạt khác thường.
Sĩ Trung vừa kinh ngạc vừa tức tối, chưa kịp định thần nhìn rõ đường kiếm của tiểu đồng, mà chỉ cảm thấy hơi lạnh ghê người của lưỡi dao găm mỗi khi lướt gần mình.
Sĩ Trung không dám giơ kiếm đỡ mà chỉ lùi dần.
Tiểu đồng này chẳng ngó ngàng đến người xung quanh, cứ một mực tấn công áp sát.
Tiểu đồng bên trái xoay lưng về phía lưng cậu em, một mình chống trả với tất cả những người còn lại, để cho cậu em một mình đấu với Nguyễn Sĩ Trung. Chỉ sau vài chiêu nữa, chú đã chém đứt được một đoạn roi sắt của Đào Bách Tuế.
Lưu Nguyên Hạc và Đào Tử An không dám tiếp cận nữa mà chỉ xoay tròn mà đấu.
Ân Cát, Tào Vân Kỳ, Chu Vân Dương và Điền Thanh Văn thấy Nguyễn Sĩ Trung đang bị dồn vào một góc nhà, không còn đường lui nữa, thì đều rất sốt ruột, chỉ lăm le được dịp nhảy sang chi viện, song đành bó tay vì binh khí đều bị gãy, và cũng không sao thoát khỏi tiểu đồng phía bên trái được!
Bảo Thụ đứng ngoài quan sát kiếm thuật của hai tiểu đồng, lòng lấy làm kỳ lạ.
Thoạt đầu, khi hai chú đấu với Tào Vân Kỳ, thì kiếm pháp cũng bình thường, song khi đối thủ đông dần lên thì khí thế các chiêu của các chú cũng mạnh mẽ theo. Lúc này, hai chú rút thêm dao găm nữa, thì tình thế càng biến đổi lớn. Tiểu đồng bên trái liên tiếp vung kiếm làm đối phương tuy đông mà phải chịu dồn ép rối loạn, chẳng mấy mấy chốc Đào Tử An cùng Lưu Nguyên Hạc phải chịu gãy binh khí.
Trong số tám người chỉ còn có trường kiếm trong tay Điền Thanh Văn vẫn còn nguyên lành. Hẳn không phải vì võ công cao siêu, mà chỉ vì tiểu đồng này có gượng nhẹ bởi cô đã mời ăn hoa quả.
Nguyễn Sĩ Trung tựa lưng vào góc tường ra sức chống trả. Thấy một đường kiếm của tiểu đồng đâm thẳng vào ngực mình, Sĩ Trung liền giở chiêu "Đằng Long Khởi Phong" ra đỡ. Đó là một chiêu theo thế "xoá"! Bí quyết của kiếm thuật có nói "xoá nhát cao, đâm nhát thấp, che nhát trong, áp nhát ngoài, xuyên nhát giữa". Năm chữ "xoá, đâm, che, áp, xuyên" là bí quyết kiếm pháp mà các thủ đều hiểu rõ.
Nguyễn Sĩ Trung thấy đối phương bổ kiếm từ trên cao xuống, thì đối phó bằng nhát "xoá" là đúng bài bản. Nào ngờ lúc hai kiếm gặp nhau, Sĩ Trung bỗng thấy cổ tay nặng trĩu, thì ra kiếm của mình bị kiếm tiểu đồng ép xuống.
Sĩ Trung hồ hởi, nghĩ bụng: Kiếm thuật của ngươi tài thực, song sức làm sao bằng ta được?".
Sĩ Trung bèn gồng tay lên phản kích.
Tiểu đồng co kiếm trong tay phải lại, tay trái vung dao găm ra rất lẹ. Lại một tiếng "choang", thanh kiếm của Sĩ Trung bị chặt gẫy đôi!
Nguyễn Sĩ Trung hoảng quá, vội ném nửa thanh kiếm còn lại vào mặt tiểu đồng.
Tiểu đồng cúi đầu tránh rồi liên tiếp đâm tới tấp hai bên, nhốt Sĩ Trung ở góc tường, không sao thoát ra được.
Ân Cát, Tào Vân Kỳ, Chu Vân Dương cùng kêu to,phóng ám khí tới tấp vào tiểu đồng ấy.
Tiểu đồng bên trái thấy vậy thì nhảy lên cao và sà xuống thấp, tay phải hươi lên liên tiếp, gạt được hết hơn chục mũi phi tiêu tẩm độc!
Hóa ra, ở chuôi dao găm của chú đã cài sẵn một cái túi lưới nho nhỏ,chuyên để thu ám khí của địch!
Thất Tinh Thủ Nguyễn Sĩ Trung tuy đã mất binh khí, song tài nghệ về quyền cước vẫn rất lanh lợi. Là tay giang hồ lão luyện, ở vào thế bại cũng vẫn bình tĩnh.
Lúc này điềm nhiên đánh lại bằng đôi tay không. Chỉ có điều, đường dao của tiểu đồng lấp loáng chói mắt, nếu lỡ mà bị dính nhát nào thì chắc hẳn sẽ đứt mất bàn tay như chơi!
Sĩ Trung ngán nhất không phải vì võ công đối phương quái dị mà là lưỡi dao găm kia rõ ràng là vô cùng sắc bén! Bởi thế, Sĩ Trung chỉ còn biết ra sức tránh đòn chứ không dám xuất chiêu đánh trả.
Tiểu đồng bên phải liên tiếp đòi: "Đền viên ngọc cho ta! Đền viên ngọc cho ta!".
Sĩ Trung thì ngàn lần muốn xin đền lại, song một là kiếm đâu ra mà đền, hai là liệu mình còn mặt mũi nào nữa không?
Bảo Thụ thấy tình thế vô cùng khó xử, nếu cứ tiếp tục đấu nhau căng thẳng chút nữa, ngộ nhỡ thằng bé nó điên đầu lên thì chỉ một chiêu dao găm thôi là Nguyễn Sĩ Trung thủng ngực như chơi!
Sĩ Trung lại là khách mình mời đến, sao lại để tiểu đồng của kẻ địch làm nhục như thế được?
Có điều võ công của hai tiểu đồng này quả là ghê gớm, nếu chỉ xét từng đứa, cố nhiên không thể bằng Sĩ Trung mà e rằng không bằng cả Lưu Nguyên Hạc, Đào Bách Tuế nữa. Song, nếu hai tiểu đồng liên minh với nhau, rành rành gặp địch đông thì chúng càng mạnh lên. Nếu mình vào cuộc lại cũng không đối phó nổi, thì chẳng phải là tự chuốc lấy nhục nhã hay sao?
Trong khi Bảo Thụ còn đang dắn đo suy tính, thì Nguyễn Sĩ Trung càng bị nguy khốn hơn nữa. áo quần rách bươm tơi tả, mặt dính đầy máu, trên ngực và cánh tay đầy những vết thương bởi thanh trường kiếm của tiểu đồng. Có đến mấy lần, suýt nữa hắn buộc miệng xin tha, may mà còn cố kìm được.
Tiểu đồng bên phải lại đòi:
- Ngươi có đền viên ngọc hay không?
Lúc này, người hầu cổ cao bước đến gần Bảo Thụ, nói khẽ:
- Mong đại sư hãy ra tay đuổi hai thằng bé ấy đi.
Bảo Thụ "ừ" một tiếng, nhưng trong lòng vẫn chưa quyết. Bỗng nghe "đoàng"một tiếng, một luồng khói xanh bốc lên không trung bên ngoài ngọn núi.
Người hầu nọ biết ngay là khách mà chủ nhân mình mời đã đến thì mừng rỡ,nghĩ: "Cái vị hoà thượng này nói thì như rồng leo, khi xảy ra việc thì cứ ấp a ấp úng!
May là có bạn của chủ nhân đã đến rồi đây". Người ấy vội băng ra cửa, thả giỏ tre xuống đón khách lên.
------------------------
Hết hồi 2
Mục lục Tuyết sơn phi hồ
No comments:
Post a Comment