Trang

Wednesday, March 23, 2016

Quách Tĩnh – Dương Khang, một anh hùng một ác nhân, vì đâu nên nỗi?

Tiểu Thiện

Xem Anh hùng xạ điêu, nhiều người không khỏi tự hỏi, vì sao cùng là hậu duệ của các bậc anh hùng, vậy mà người thông minh như Dương Khang lại thất bại, còn năng lực bình thường như Quách Tĩnh lại gặt hái được thành công to lớn đến vậy?

< Quách Tĩnh là nhân vật chính trong tác phẩm Anh hùng xạ điêu 

Có lẽ có người nói, Quách Tĩnh vận khí tốt, những người gặp được đều là cao thủ. Vậy liệu vận may có thật là nhân tố thành công của Quách Tĩnh hay không? Tuy là bộ tiểu thuyết hư cấu nhưng thông qua đối chiếu hai nhân vật, chúng ta sẽ đúc kết được cho mình rất nhiều điều thú vị.

1. Người mẹ thành tựu tính cách của con cái

Mẹ của Quách Tĩnh là Lý Bình, dùng cách nói hiện tại mà nói, bà là một người phụ nữ gia đình mẫu mực, không có trình độ văn hóa cao, không có địa vị, gia đình gặp phải biến động lớn, nhưng bà không hề gục ngã trước số phận, cũng không xem thường bản thân mình. Ngược lại, bà đã bồi dưỡng cho Quách Tĩnh rất nhiều ưu điểm: sự tích cực vươn lên, cần cù chịu khó, độc lập, không chịu thua, không sợ chết, coi trọng tín nghĩa, có tinh thần trách nhiệm, có đại nghĩa dân tộc.



Mẹ của Dương Khang là Bao Tích Nhược, nếu dùng cách nói hiện tại thì bà là một phụ nữ quý phái, giàu có, xinh đẹp thuộc hàng quý tộc, có văn hóa, giáo dục, có địa vị, nhưng cái gọi là ‘con dại cái mang’, bà không thể bồi dưỡng tinh thần chịu khổ, càng không có bồi dưỡng đại nghĩa dân tộc cho Dương Khang, dẫn đến bi kịch to lớn trong cuộc đời của Dương Khang sau này.

2. Người cha thành tựu tương lai cho con cái

Hoàn Nhan Hồng Liệt dày công bồi dưỡng, gửi gắm hy vọng to lớn đối với Dương Khang, nhưng sau cùng lại thất bại. Tại sao? Dùng cách nói hiện nay để giảng, Hoàn Nhan Hồng Liệt tương đương với thành viên hội đồng quản trị, phó chủ tịch của một công ty lớn, có hy vọng sẽ được tiếp nhận chức chủ tịch, còn Dương Khang sẽ là người kế nhiệm mà ông muốn dày công đào tạo.

Hoàn Nhan Hồng Liệt là người đa mưu túc trí nhưng lại thiếu đạo đức, ông chỉ dụng tâm vào âm mưu quỷ kế, bên cạnh ông người phò tá là một bọn ác nhân. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng, ‘nghe quen tai, nhìn quen mắt’, trong một khoảng thời gian lâu dài như thế, Dương Khang đã được nhào nặn thành một con người ‘có tài nhưng không có đức’.

Vì được vợ chồng Vương gia chiều chuộng, mọi người trong Vương phủ, bao gồm những vị môn khách của Hoàn Nhan Hồng Liệt, cung phụng hết mực, Dương Khang nhiễm theo thói con nhà quyền quý, tuy bản tính vốn thiện lương.

Vậy nên những ông bố có tiền, có thế mà lại nuôi dạy con cái chưa hẳn đã tốt hơn những người nghèo khổ.

Trái lại Quách Tĩnh, từ nhỏ đã là một đứa trẻ mồ côi cha, trong suốt quảng đời cậu coi Thiết Mộc Chân, Triết Biệt, Giang Nam Thất Quái, Mã Ngọc như cha của mình, mà những người này đều có một đặc điểm chung, đó là chính nghĩa, làm việc đến nơi đến chốn.

3. Trong cuộc sống cần có 4 loại người: cao nhân chỉ điểm, quý nhân giúp đỡ, bạn bè tán thưởng, tiểu nhân đốc thúc. Mà điều quyết định bốn loại người này chính là tính cách của bản thân mình.

Quách Tĩnh từ nhỏ đã lương thiện, đối với anh hùng hết lòng ngưỡng mộ, không sợ chết, tuổi còn nhỏ đã dám mạo hiểm tính mệnh để bảo vệ Triết Biệt, kết quả Triết Biệt trở thành cao nhân đầu tiên trong cuộc đời Quách Tĩnh, trở thành sư phụ đầu tiên của ông.

Cũng chính nhờ loại tính cách này của Quách Tĩnh mà Thiết Mộc Chân cũng đã trở thành quý nhân đầu tiên trong cuộc đời của ông.

Quách Tĩnh bản tính thiện lương, giúp đỡ người nghèo, không khuất phục trước quyền thế, vì vậy đã quen thân với Hoàng Dung, quý nhân quan trọng nhất trong cuộc đời của ông. Hoàng Dung trở thành đồng môn, ý trung nhân và quân sư xuất sắc của Quách Tĩnh.

Quách Tĩnh, bản tính ngốc nghếch, không tự tin, nhưng Hoàng Dung đã cho ông những lời tán dương hết mức, từ đó khiến ông dần dần tự tin hẳn lên.

Vật họp theo loài, nồi nào vung nấy. Trong số bạn bè của Dương Khang, nổi tiếng nhất chính là Âu Dương Khắc, mà Âu Dương Khắc là điển hình của loại người có tài không có đức, đạo đức vào hàng bại hoại.

Lại xét đến ý trung nhân của Dương Khang là Mục Niệm Từ, cách đưa ra đường đi nước bước của Mục Niệm Từ đối với Dương Khang rõ ràng không cao minh bằng Hoàng Dung, lòng bao dung không đủ, thiếu lý trí, từ đó khiến Dương Khang lầm đường lạc lối.

4. Dẫn đầu một lúc, không có nghĩa là sẽ dẫn đầu cả đời

Theo tiêu chuẩn hiện tại mà nói, trong giai đoạn tiểu học, trung học, Dương Khang là học sinh thuộc hàng ưu tú. Thầy của Dương Khang là Khưu Xứ Cơ trình độ vào hàng bậc nhất, chỉ số thông minh của học trò cũng là hàng bậc nhất. Sản phẩm phụ lớn nhất của loại giáo dục này chính là Dương Khang trở nên kiêu ngạo.

Một người thầy khác của Dương Khang là Mai Siêu Phong, trình độ cũng vào hàng bậc nhất, nhưng cách dạy học của bà có vấn đề, càng trọng yếu hơn là có vấn đề về tâm lý, khẳng định điều này sẽ có ảnh hưởng đến Dương Khang.

Trong khi đó, thầy của Quách Tĩnh là Giang Nam Thất Quái, vốn là những thầy giáo bình thường, trình độ và môi trường dạy học rõ ràng không bằng Khưu Xứ Cơ. Chỉ số thông minh của Quách Tĩnh rõ ràng là không bằng Dương Khang, nhưng Giang Nam Thất Quái đã bồi dưỡng tinh thần chịu thương chịu khổ cho Quách Tĩnh, đã thiết lập một cơ sở vững chắc cho ông.

Quách Tĩnh còn có một thầy phụ đạo là Mã Ngọc. Ông không dạy võ công cho Quách Tĩnh, mà chỉ dạy Quách Tĩnh dùng nhiều thời gian tu rèn nội công, bồi dưỡng Quách Tĩnh một nền tảng vững chắc từ trong đến ngoài. Sau này Quách Tĩnh gặp được bốn vị cao thủ bậc nhất là Hồng Thất Công, Chu Bá Thông, Hoàng Dược Sư, Đoàn Hoàng Gia, nhờ đó mà công phu tăng tiến thần tốc.


Dương Khang

5. Đọc vạn quyển sách, không bằng đọc thuộc một bộ kinh điển

Càng là những quyển sách kinh điển, thì tác dụng càng lớn. Quách Tĩnh chỉ số thông minh không cao, nhưng ông có lòng kiên định vững vàng , đem “Cửu âm chân kinh” đọc thuộc lòng như cháo, trên thực tế là khi đọc, ông căn bản không hiểu nó là ý nghĩa gì cả! Vậy mà cuối cùng ông đã gặt hái được những thành công to lớn.


Quách Tĩnh và Hoàng Dung - cặp đôi đẹp nhứt trong võ lâm !

---------------

Bài liên quan:

No comments:

Post a Comment