Trang

Sunday, October 6, 2013

Chu Bá Thông


Cát Tường giới thiệu

(Vietkiemhiep) - Chu Bá Thông (hay Châu Bá Thông) là nhân vật quan trọng và khá nổi bật trong hai tác phẩm đầu thuộc bộ Xạ điêu tam bộ khúc của Kim Dung là Anh hùng xạ điêu và Thần điêu hiệp lữ. Nhân vật này võ công cao cường, về sau được giới giang hồ suy tôn là đệ nhất cao thủ võ lâm. Mọi hành động, suy nghĩ, lời nói của Chu Bá Thông, dù đã lớn tuổi, đều chẳng khác gì một đứa trẻ con, vô tư và ngu ngơ, gây được sự thích thú, thú vị. Chính vì vậy, họ Chu còn có biệt danh là "lão ngoan đồng". Những năm trai trẻ, Chu Bá Thông đã gây ra một chuyện tày đình là tư thông với một người phi của vua nước Đại Lý là Đoàn Trí Hưng, góp phần gây nên một đợt sóng gió ngầm gay cấn trên chốn giang hồ.


Chu Bá Thông là sư đệ của Vương Trùng Dương - người giữ danh hiệu đệ nhất thiên hạ võ lâm trong Hoa Sơn luận kiếm (lần thứ nhất), cũng chính là sư thúc của nhóm 7 người Toàn Chân thất tử.

Chu Bá Thông là người có tính tình ngây thơ, hay đùa giỡn như trẻ con dù đã lớn tuổi (nên có biệt danh Lão Ngoan Đồng) và là một người say mê nghiên cứu võ thuật đến mức điên khùng. Trong thời gian bị Hoàng Dược Sư giam hãm trên đảo Đào Hoa 15 năm, Chu Bá Thông đã tìm tỏi, sáng tạo ra một môn võ công rất đặc biệt là "Không minh quyền". Trong đó có quyền pháp Song Thủ Hỗ Bác vô cùng lợi hại. Căn bản của môn võ công kỳ diệu này, là có khả năng tự chia tách tư duy, suy nghĩ trong đầu thành nhiều phần độc lập với nhau. Từ đó điều khiển cơ thể chia thành nhiều hoạt động độc lập, hỗ trợ nhau hoặc đấu với nhau. Để thành toại, phải là người có đầu óc hoàn toàn vô tư, trong sáng. (Quách Tĩnh đã được Chu Bá Thông truyền dạy cho Không Minh Quyền).

Chu Bá Thông trong "Anh Hùng Xạ Điêu"

Chu Bá Thông vốn là một đứa trẻ mồ côi được Vương Trùng Dương nuôi dưỡng, nhận làm sư đệ và truyền thụ võ công cho.

Sau Hoa Sơn luận kiếm lần thứ nhất, qua cuộc thư hùng của nhóm Võ Lâm Ngũ Bá, Vương Trùng được suy tôn là anh hùng đệ nhất võ lâm và được quyền là chủ pho sách võ vô giá Cửu Âm Chân Kinh.

Vương Trùng Dương vốn là người lo xa, nghĩ sau khi mình qua đời, sẽ không còn ai đủ sức chế ngự Tây Độc Âu Dương Phong, nên đã tới nước Đại Lý gặp Đoàn Trí Hưng (Nam Đế) với mục đích là truyền lại cho Đoàn Trí Hưng môn võ công thượng thặng Tiên Thiên Công, vốn là khắc tinh của Hàm Mô Công (của Tây Độc). Khi đó, trung thần thông Vương TRùng Dương dẫn theo sư đệ Chu Bá Thông.

Trong thời gian ở Đại Lý, Chu Bá Thông lang thang quậy phá trong cung thành, tình cơ mà quen được Lưu Anh, một sủng phi của Nam Đế. Vốn là người ham muốn học võ, nàng đã xin Chu Bá Thông truyền lại cho môn điểm huyệt và Chu Bá Thông đã đồng ý. Qua đụng chạm cơ thể, giữa hai người nảy sinh tình cảm với nhau. Cuối cùng tư thông với nhau (về sau sinh ra một đứa con, Chu Bá Thông không hay biết). Vì chuyện này, Chu Bá Thông đã bị sư huynh hết súc tức giận. Nhờ Đoàn Trí Hưng lòng dạ cao thượng tha cho tội chết.

Về sau đứa bé do Lưu Anh sinh ra bị chưởng môn Thiết Chưởng là Cừu Thiên Nhận đánh trọng thương. Mục đích là để Đoàn Trí Hưng phải ra tay cứu giúp, tự làm mất nội công, võ công. Nhưng vì ghen tuông, Đoàn Trí Hưng đã không cứu đứa bé. Thấy con quá đau đớn, Lưu quý phi đã ra tay giết chết đứa nhỏ rồi bỏ kinh thành ra đi. Với lời hăm sẽ quay lại trả thù nhà vua (vì không ra tay cứu con mình). Chính từ việc này, là căn nguyên của những oán hận rắc rối giữa Lưu Quý Phi, Chu Bá Thông, Đoàn Trí Hưng và Cừu Thiên Nhận.

Sau khi Vương Trùng Dương qua đời, bộ Cửu Âm Chân Kinh được giao cho sư đệ Chu Bá Thông cất giữ. Chu Bá Thông trên đường đi giấu bí kíp thì gặp vợ chồng Hoàng Dược Sư, bằng trí nhớ tuyệt vời của người vợ, Hoàng Dược Sư đã có được nội dung Cửu Âm chân kinh.

Chu Bá Thông về sau biết mình bị vợ chồng Hoàng Dược Sư lừa chiếm Cửu Âm Chân Kinh, bèn tìm đến đảo Đào Hoa để cướp lại. Không ngờ lạc vào mê cung trên đảo Đào Hoa không thoát ra được, bị giam hãm suốt 15 năm.

Chu Bá Thông khi ở trên đảo Đào Hoa, nhàn rỗi vô sự, đã sáng tạo ra tuyệt học Không Minh quyền và Song thủ hỗ bác.

Mười lăm năm sau, Hoàng Dung - cô con gái nhỏ vô cùng thông minh và xinh đẹp của Hoàng đảo chủ, tình cờ phát hiện ra nơi ở của Chu Bá Thông. Thấy lão ngoan đồng tính tình trẻ con, lại chỉ có một mình, nên kết bạn, thường đến chơi với lão. Thậm chí còn lém cha lấy nhắm tốt rượu ngon cho Chu lão bá. Hoàng Dược Sư biết chuyện nổi giận mắng con gái. Hoàng Dung giận cha bỏ đảo vào đất liền rong chơi. Từ đó mà có duyên gặp Quách Tĩnh.

Khi hai người Quách Hoàng trở lại đảo Đào Hoa, Quách Tĩnh không quen đường lối, lạc đến chỗ Chu Bá Thông. Hai người nói chuyện tâm đầu ý hợp. Chu Bá Thông đòi kết nghĩa huynh đệ với chàng. Dù tuổi tác hai người chênh lệch rất xa nhưng do ông nằng nặc yêu cầu, Quách Tĩnh đành đồng ý. Sau đấy, Chu Bá Thông khéo léo dạy Quách Tĩnh Không Minh quyền, Song thủ hỗ bác và cả Cửu Âm chân kinh.

Từ đó đến cuối truyện, Chu Bá Thông rời đảo Đào Hoa, gây ra nhiều sự phiền phức tức cười vì tính tình trẻ con của mình.

Chu Bá Thông cũng gặp lại Anh Cô (Lưu Quý Phí), nhưng mỗi lần gặp ông đều ... bỏ chạy!

Chu Bá Thông trong "Thần Điêu Hiệp Lữ"

Đây là bối cảnh vài chục năm sau (sau khi kết thúc Anh hùng xạ điêu).

Chu Bá Thông đã già thêm hai ba chục tuổi, nhưng tính nết thì vẫn trẻ con như cũ, võ công ngày càng cao cường, hoàn thiện.

Trong quá trình phiêu bạt giang hồ, Chu Bá Thông có gặp Tiểu Long Nữ, truyền dạy cho nàng môn Song thủ hỗ bác, lại lấy cắp bình mật nuôi ong của nàng.

Chu Bá Thông cũng nhận một đệ tử là Gia Luật Tề, tuy nhiên do càng lớn, Gia Luật Tề càng đoan chính, không thích đùa giỡn. Nên ông không cho chàng gọi ông là sư phụ.

Ở phần cuối truyện, Chu Bá Thông hóa giải những chuyện hiểu lầm, oan nghiệt trước đây với Thần toán tử Anh Cô (tên của Lưu quý phi sau khi rời cung) và Nhất Đăng Đại Sư (tên của Đoàn Trí Hưng sau khi đi tu), cùng nhau giúp Quách Tĩnh bảo vệ thành Tương Dương chống giặc Mông Cổ.

Chu Bá Thông cũng là người gợi ý cho Dương Quá giết cao thủ Mông Cổ là Kim Luân Pháp Vương.

Tại Hoa Sơn luân kiếm lần thứ ba, Chu Bá Thông được quần hùng đồng tình thán phục, bầu chọn là giang hồ đệ nhất võ lâm, hiệu là Trung Ngoan Đồng.

--------------------------------

Bài liên quan:



No comments:

Post a Comment