Trang

Tuesday, October 15, 2013

Suy niệm ký tiểu hữu

VŨ ĐỨC SAO BIỂN

(Vietkiemhiep) - Tôi đang ngồi trên bãi biển Nha Trang. Mùa xuân, trời thật đẹp nhưng biển chiều vẫn mang theo cái vẻ u uất, trầm tư ngàn đời của nó. Bỗng dưng, tôi chợt nhớ đến đoạn Tiểu Siêu chia tay Trương Vô Kỵ trên biển, đoạn văn mà tôi cho là đẹp nhất, xúc động nhất trong Ỷ thiên Đồ long ký. Mối tình thơ ngây ấy của Tiểu Siêu đã bị ngăn trở bởi hàng rào tôn giáo, cô phải hy sinh để cứu mạng sống và chuộc lại lỗi lầm cho mẹ mình.

Ngôi vị dành cho cô tạ Ba Tư là giáo chủ Bái hỏa giáo, biểu tượng của một thứ quyền lực và vinh quang tột đỉnh mà mọi cô gái đồng trinh đều mơ ước. Nhưng thực chất, làm giáo chủ Bái hỏa giáo Ba Tư hạnh phúc hơn hay làm người tình nhỏ của Trương Vô Kỵ ở Trung Hoa để suốt đời được cùng nhau phiêu bạt giang hồ là hạnh phúc hơn? Tiểu Siệu thích cái thứ hai nhưng bắt buộc phải chọn cái thứ nhất. Sự mâu thuẫn giữa tình yêu và tôn giáo, giữa tình yêu và bổn phận làm con đã được đẩy lên đến đỉnh điểm. Điều đau sót nhất trong mối tình đầu đã có thể làm Tiểu Siêu nổ tung ra được, chết đi tức khắc được. Có hiểu được cái uyên nguyên sâu xa ấy chăng, hỡi biển của đời tôi?

Có một lần, tôi lên Gia Lai, dừng chân lại trên đỉnh đèo Krong Buk giữa biển sương khói mênh mông, lạnh buốt của một sáng cuối đông. Tôi đứng dưới những cụm sơn tùng và chợt nhớ đến nỗi cô đơn của Hà Túc Đạo, được Kim Dung viết trong đoạn lung của Ỷ thiên Đồ long ký. Từ đỉnh Kinh Thần Phong trên Thiên Sơn, Hà Túc Đạo với một cây đàn, một thanh kiếm lãng du về Trung Nguyên. Dừng chân giữa rừng bách ở ngoại vi chùa Thiếu Lâm, tỉnh Hồ Nam, Hà đánh đàn một mình cho chim nghe, chống kiếm than thở một mình về tình yêu, về cuộc sống. “Hỡi ơi, nước xanh, đá trắng sao rời rạc nhau đến như vậy” – đó không chỉ là tiếu kêu thương cô đơn của riêng Hà Túc Đạo, của riêng Kim Dung mà là của tất cả mọi con người cô độc trên thế gian. Nước xanh chảy mãi, ra đi; đá cuội trắng vẫn còn ở lại. Tình yêu là như thế, chỉ đơn giản là nguồn suối đem lại cho đời nỗi ngậm ngùi vì rời rạc nhau. Hà Túc Đạo đánh cờ một mình, bán cầu não bên trái đánh với bán cầu não bên phải. Cho đến khi thế cờ ở vào chỗ bế tắc, tiến thoái lưỡng nan, Hà như rơi vào một mê hồn trận. Mê hồn trận ấy chính là nghiệp chướng do Hà Túc Đạo tạo ra và bước vào. Để cứu người anh hùng đơn độc, Quách Tương đã mách nước: “Sao tiên sinh không bỏ Trung Nguyên mà quay về Tây Vực?”.

Một lời chỉ điểm đơn giản đã giúp Hà Túc Đạo nhận ra biện pháp giải tỏa bế tắc trong đại cục của đời mình, của tư tưởng mình. Chàng trung niên khen hay và cám ơn người bạn mới nhỏ tuổi. Năm ấy, Quách Tương mới 16 và Hà đã gần 40. Phiêu bạt một đời mới tìm ra bạn ngọc, anh chàng sáng tác một bản đàn để đàn cho Quách Tương nghe lòng thương nhớ cảm phục của mình. Bản đàn ấy vang lên trong một trận đấu tranh dữ dội; Quách Tương nghe và đỏ mặt lên vì nhận ra tiếng nỉ non của tình yêu. Hà Túc Đạo nhớ thương cô nhưng cô chỉ nhớ thương Dương Qua. Cuộc gặp gỡ giữa cô và Hà chỉ là cái duyên không hẹn trước, chỉ như là nước xanh và đá trắng rời rạc nhau. Cô bỏ đi tu, còn Hà quay về đỉnh Kinh Thần Phong, bỏ Trung Nguyên về Tây Vực đúng như thế cờ dang dở.

Đêm ngồi ở Rạch Giá, Kiên Giang, trông ngàn sao lấp lánh trên biển, tôi chợt nhớ đến Nghi Lâm cởi rồi thắt lại giải áo để cầu nguyện cho mình được sống bên cạnh Lệnh Hồ Xung (Tiếu ngạo giang hồ). Nghi Lâm, cô sư nữ lỡ vướng vào ma chướng của tình yêu nhưng vẫn một lòng thủy chung cùng Bồ Tát. Mâu thuẫn tình yêu và tôn giáo đã xé nát lòng cô sư nữ ấy. Cho nên mới có một sự dung hoà hi hữu trên đời: tiếng kinh tụng niệm Quan Thế Âm Bồ Tát cứu khổ cứu nạn lại mang theo âm hưởng dịu dàng, trữ tình, say đắm của tình yêu. Có một cái gì đó đã không thể gặp gỡ và Nghi Lâm cố gắng biến nó thành ra cái có thể gặp gỡ được. Nội dung lời kinh là tôn giáo mà âm hưởng tụng niệm, diễn đạt lại là tình ca.

Tôi yêu hệ thống tư tưởng của đạo Phật. Một lần lên Thiền Lâm, tôi ngồi với vị sư già, ngỏ ý xin ngài chỉ cho tôi một con đường đi để được xa cuộc sống mà vẫn rất gần với cuộc sống. Tôi nhớ đoạn Kiều Phong lên núi Thiên Thai, tìm nhà sư Trí Quan để xin cho ông biết chân diện mục của mình. Trí Quan cho Kiều Phong biết Kiều Phong là người Khất Đan, không phải họ Kiều mà là họ Tiêu – Tiêu Phong. Nhà sư đọc:

Khất Đan với Hán nhân
Bất luận giả hay chân
Ân oán cùng vinh nhục
Không hơn đám bụi trần

Rồi nhắm mắt nhập định và viên tịch.

Tôi chọn hai câu thơ sau trong bài thơ này để làm huớng xuất xử cho cuộc đời. Thượng toạ dạy tôi: “Nghiệp duyên của đạo hữu với cuộc đời còn nặng lắm. Đaạ hữu cứ sống an nhiên, là, hết các công việc của mình, đem hết trí tuệ tuôn ra ngòi bút để phục vụ cho cuộc sống. Đạo Phật chủ trương “Duy tuệ thị nghiệp”. Phật tính nằm ngay trong công việc, trong glối sống chứ không hẳn là nằm trong Thiền viện, trong cuộc thanh tu. Còn khi nào tâm hồn xót xa, trí lực mệt mỏi, đạo hữu hãy tìm đến với thầy”. Khi tôi bạch Thượng toạ xin phép ra về, ngài còn dặn: “Ai cũng có thể nói tu là cõi phúc, tình là dây oan. Nhưng tu sẽ không phải là cõi phúc nếu người ta còn sân si trong đường tu, tình sẽ không là dây oan nếu người ta không tạo ra những oan trái. Cả tu với tình đều có thể là cõi phúc, đều có thề là dây oan. Thầy đã đọc gần như đầy đủ cả ngàn bài viết của đạo hữu và nhận ra chất nhân hậu trong từng bài, từng câu. Hãy phát triển hơn nữa cái tâm từ bi trong ngòi bút”. Lời dạy của vị Thượng toạ 87 tuổi quả thật là dòng nước cam lồ tưới mát lòng tôi.

Một đêm tháng 7, tôi lên rừng Phước Sơn (Lâm Hà, Đà Lạt), đúng 12 giờ khuya. Đêm nằm trong lán tranh nghe mưa rơi tầm tã ngoài trời, lạnh quá không ngủ được, tôi chong đèn và đọc Kim Dung. Lần này tôi mang theo Liên thành quyết, giở ra đúng đoạn Thủy Sinh một mình ra Quan ngoại, sống trong sơn cốc bốn bề mênh mông tuyết phủ, chở Địch Vân trở lại. Những nhân vật nữ của Kim Dung thật thông minh và cũng thật lãng mạn. Họ sẵn sàng đi mấy ngàn dặm ra ngoài quan ải – bây giờ thuộc Đông bắc Trung Quốc, sống một mình trong hang đá lạnh lẽo đời tình quân về từ sự suy đoán riêng của họ, Thủy Sinh trong Liên thành quyết, A Châu trong Thiên Long bát bộ suy đoán thế nào chàng Địch Vân, chàng Kiều Phong cũng sẽ trở lại. Và cám ơn trời, cái hạhnh phúc ấy đã thực sự xảy ra. Hay nói ngược lại, nếu Thủy Sinh, A Châu đi mấy ngàn dặm ra Quan ngoại chờ mà tình quân không trở lại, chắc họ sẽ đau đớn, sẽ ngậm ngùi mà chết đi trong nỗi tuyệt vọng. Tác giả đã để cho Địch Vân, Kiều Phong trở lại. Giữa tuyết trắng mênh mông lạnh buốt của thảo nguyên, bóng người về trở thành ngọn lửa sưởi ấm trái tim những người khao khát tình yêu. Người về Quan ngoại chính là bản tình ca, là chủ nghĩa nhân đạo phương Đông. Có lứa đôi đoàn viên hạnh phúc như Thủy Sinh - Địch Vân. Có lứa đôi tan nát, bất hạnh như Kiều Phong – A Châu. Nhưng bản tình ca nào cũng sáng lên rực rỡ cái đẹp phẩm giá con người, của sự thủy chung, của lòng chân thật. Đên Đà Lạt lạnh buốt mà lòng tôi vẫn cảm thấy ấm áp khi Thủy Sinh choàng tay ôm lấy Địch Vân.

“Huyền tẫn” là một khái niệm sâu xa trong triết lý của Lão giáo. “Huyền tẫn” có nghĩa là nguyên lý mẹ, nguyên lý tìm về giống cái, cội nguồn của sự sinh nở, của đời sống. Hãy nhìn lại mà xem, các dân tộc phương Đông tôn thờ và kính trọng các nữ thần biết bao nhiêu: Tây Vương Mẫu, Nữ Oa ở Trung Hoa; Thái Dương thần nữ ở Nhật Bản; Shiva ở Ấn Độ; mẹ Âu Cơ ở Việt Nam. Bởi vì họ là Me của muôn loài, là chất ngọc của giống cái, là biểu trưng của văn minh phồn thực. Yoni – hình ảnh bộ phận sinh dục nữ, đã được tạc thành totem để thờ phượng, kính nguỡng. Thông qua các nhân vật nữ xinh đẹp, tài hoa và lãng mạn của Kim Dung, thông qua những hình bóng phụ nữ cụ thể trên đời, tôi cũng cất công đi tìm chất ngọc, đi tìm “Huyền tẫn” của chính mình. Mười hai năm trước, mẹ tôi qua đời, tôi cảm thấy bơ vơ như đứa trẻ lên ba dù tuổi tôi đã 40. Cái quyết định tâm linh một người đàn ông chính là người phụ nữ mà người đàn ông ấy tôn thờ, thương yêu, kính trọng nhất. Mẹ tôi chính là người phụ nữ như thấ. Và tôi đọc Kim Dung, bàn về những khía cạnh khác nhau trong tiểu thuyết của nhà văn phương Đông tầm cỡ này cũng là đi tìm “Huyền tẫn” của mình.

Truơng Vô Kỵ và Triệu Mẫn cùng vào một tiệm cơm nhỏ, lựa một chiếc bàn khiêm tốn và gọi mấy món thức ăn với một bình rượu đối ẩm. Sau đó, Trương Vô Kỵ đưa quần hùng Minh giáo đến tấn công chùa Vạn Pháp do Triệu Mẫn chỉ huy để cứu các hào kiệt Trung Nguyên đang bị Triệu Mẫn giam giữ. Cuộc chiến đấu thành công, Triệu Mẫn phải gánh chịu sự thảm bại lớn nhất trong đời cô. Đêm ấy, Triệu Mẫn tìm vào quán cơm xưa, chọn đúng chiếc bàn cũ, cũng kêu đúng các món ăn cũ, bình rượu, hai cái cốc, hai cái chén và hai đôi đũa. Cô rót rượu ra hai cốc thì bỗng dưng… Trương Vô Kỵ xuất hiện. Họ lặng lẽ đối ẩm như ngày nào mà không hề nói đến cuộc chiến một mất một còn ở chùa Vạn Pháp. Tôi cũng mong những lứa đôi trên đời này có được những bữa ăn ấm cúng tình yêu như vậy.

No comments:

Post a Comment