Cửu Dương Chân Kinh (hay còn có tên là Cửu Dương Thần Công) là pho sách võ thuật chỉ dẫn cách luyện nội công, được nhắc tới trong tiểu thuyết kiếm hiệp Ỷ thiên Đồ long ký của Kim Dung.
Cửu Dương Thần Công thường bị lầm tưởng là một phần của bộ Lăng Già Kinh, mà tác giả không phải là Bồ Đề Đạt Ma, tổ sư khai sáng trường phái võ lâm Thiếu Lâm Tự, mà có thể do cao thủ đạo gia lánh đời nào đó.
Sau khi kết thúc chín năm diện bích tham thiền, trở lại đời sống bình thường, Bồ Đề Đạt Ma đã nhận ra những hòa thượng tu hành ở Thiếu Lâm tự thường ốm yếu và có sức khỏe kém. Và ông đã dựa vào các triết lý Phật giáo để sáng tạo ra một số bí kíp rèn luyện nội công và võ thuật, tăng cường sức khỏe cho hòa thượng cũng như những người ở Thiếu Lâm tự, trong đó có Dịch Cân Kinh..., nhưng không thể là Cửu Dương Thần Công.
Trong thực tế, chưa từng có tài liệu nào nói về sự tồn tại của Cửu Dương Thần Công tại Thiếu Lâm Cho đến trước sự kiện xảy ra trong phần cuối bộ Thần Điêu Hiệp Lữ thì bộ kinh này nằm trong Tàng Kinh Các của Thiếu Lâm Tự. Có nhiều chi tiết chứng minh đây không phải là võ học Thiếu lâm.
Thứ nhất nó được viết bằng Hán tự, không phải tiếng Phạn do đa số kinh văn của Thiếu Lâm Tự đều là Tiếng Phạn do xuất xứ gốc của Thiếu Lâm Tự không đến từ Trung Nguyên.
Thứ hai, là nó được chép bên cạnh kinh Lăng già, mà không phải được ghi chép tử tế như Dịch Cân Kinh (Dịch Cân Kinh nguyên gốc tiếng phạn, không thể nào Cửu Dương Thần Công viết bằng tiếng Hán được).
Thứ ba là Trương Vô Kỵ sau khi luyện thành Cửu Dương Thần Công cũng nghĩ rằng đây chắc không phải võ học Thiếu lâm mà do cao thủ lánh đời nào đó đề lại vì nó có nhiều quan điểm của Đạo gia. Thực ra Cửu Dương Thần Công do chính Hoàng Thường viết ra - tác giả Cửu Âm chân kinh khi vào những năm cuối đời, ẩn cư Thiếu lâm sau đó tạo ra bộ Cửu Dương Thần Công này, do thời gian ông ở Thiếu Lâm Tự nên Cửu Dương Thần Công dù là kinh văn của Đạo Giáo nhưng vẫn chịu ảnh hưởng nhiều của kinh văn Phật Giáo là một cuốn kinh tu luyện nội công, bảo vệ thân thể, đó là tính chất chung của đa số kinh văn nhà Phật khác.
Cửu Dương Thần Công lần đầu được nhắc đến bởi Giác Viễn thiền sư, một người gác Tàng kinh các trong Thiếu Lâm tự khi truy đuổi Doãn Khắc Tây và Tiêu Tương Tử đến Hoa Sơn ở phần cuối Thần điêu hiệp lữ. Theo lời Giác Viễn, Cửu Dương Thần Công được viết bởi Đạt Ma sư tổ trong bộ Lăng Già Kinh. Doãn Khắc Tây và Tiêu Tương Tử trong khi tạm lánh ở chùa Thiếu lâm đã ăn trộm bộ sách này và đã bị Giác Viễn truy đuổi đến Hoa Sơn để đòi lại. Tuy nhiên, hai người này đã khéo léo giấu bộ sách vào bụng con vượn già nên dù Giác Viễn được sự trợ giúp của Quách Tương và Trương Quân Bảo vẫn không thể tìm thấy và buộc phải quay về.
Về sau, Giác Viễn vì lý do này bị Thiếu Lâm tự phạt phải xích chân gánh nước đổ vào giếng hàng ngày. Về phần Doãn Khắc Tây và Tiêu Tương Tử, hai người bỏ trốn đến dãy Côn Luân thì đánh nhau để tranh giành bộ kinh đến mức cả hai cùng kiệt sức mà chết. Trước khi chết, họ có lời nhờ Côn Luân tam thánh Hà Túc Đạo chuyển lời đến Giác Viễn về sách là "Sách để trong hầu" (hầu chỉ con khỉ già) nhưng do kiệt sức phát âm không thành nên Hà Túc Đạo nghe nhầm là "Sách để trong dầu" nên cả Giác Viễn lẫn Thiếu Lâm tự đều không hiểu và bộ sách đã gần như bị thất truyền.
Có nhiều người học được một phần hoặc toàn phần Cửu Dương Thần Công, nhưng chỉ có Giác Viễn và sau này là Trương Vô Kỵ học được toàn vẹn Cửu Dương Thần Công nguyên bản. Giác Viễn là một người mê đọc sách, khi gác Tàng Kinh Các của Thiếu lâm đã đọc hết các sách và vô tình đọc cả bộ Kinh Lăng Già. Vì đọc nhiều lần nên vô tình Giác Viễn đã mang trong mình nội công hùng hậu (Cửu Dương Thần Công) mà không hề hay biết.
Trong lần chạy trốn khỏi chùa Thiếu Lâm, gánh theo đôi thùng nước một bên là đệ tử Trương Quân Bảo, một bên là cô gái xinh đẹp Quách Tương (sự kiện trong phần đầu tiểu thuyết Ỷ thiên đồ long ký), trước khi qua đời, Giác Viễn đại sư đã đọc lại toàn bộ nội dung Cửu Dương Thần Công được chép lẫn trong bộ kinh Lăng Già. Khi đó, có 3 người cùng vô tình nghe được là: Trương Quân Bảo (sau này lập ra phái Võ Đang), Quách Tương (sau này lập nên phái Nga Mi) và Vô Sắc thiền sư, từ đó mỗi người đã hiểu theo nghĩa của mình và học được một phần của Cửu dương thần công. Vì thế, các chiêu số, nội công của các phái Thiếu lâm, Võ Đang và Nga Mi đều có màu sắc của Cửu Dương Thần Công nhưng không toàn vẹn. Trên thực tế chia làm 3 nhánh là: Võ Đang cửu dương công, Nga Mi cửu dương công và Thiếu Lâm cửu dương công, có những nét riêng dù chung một gốc.
Hơn một trăm năm sau, Trương Vô Kỵ khi bị kẻ thù truy đuổi trên núi tuyết Côn Luân đã vô tình lạc vào thung lũng nơi con vượn mà Tiêu Tương Tử và Doãn Khắc Tây từng ở. Ở đó, Vô Kỵ đã mổ bụng cứu con vượn già (vì bộ sách bị nhét vào bụng, con vượn đã mang bệnh suốt trăm năm) và vô tình học được toàn bộ nội công Cửu Dương Thần Công trong bộ sách này. Vô Kỵ đã dùng nội công này đẩy toàn bộ hơi hàn độc của Huyền Minh thần chưởng đang đe dọa mạng sống của mình, đồng thời trở thành người có nội lực hùng hậu nhất.
Sau này, cùng với võ công Càn khôn đại nã di, Vô Kỵ đã trở thành cao thủ võ công tuyệt đỉnh trong tiểu thuyết Ỷ thiên Đồ long ký. Trước khi rời khỏi hẻm núi hoang này, Vô Kỵ đã chôn bộ kinh trong hẻm núi và sau đó không ai còn nghe về hành trình của bộ sách này nữa.
Theo mô tả của Kim Dung, nếu như Cửu Âm chân kinh (thuộc về tính Thái Cực nhiều người nhầm tưởng rằng là Âm-Nhu, vậy nên có thể nói Cửu Âm Chân Kinh mang màu sắc của Đạo Giáo) là sách dạy các chiêu số võ công để thắng địch thì Cửu Dương Thần Công lại là bộ sách tu luyện nội công và bảo vệ thân thể.
Khi luyện thành, trong mình người học sẽ có nội công Cửu Dương Thần Công mang tính Dương (nóng). Cửu Dương Thần Công có thể hóa giải sự tấn công của các nguồn lực khác, đồng thời phản kích lại tỉ lệ thuận với độ mạnh của lực tấn công bên ngoài. Vì thế, Trương Vô Kỵ luôn được sự bảo vệ của Cửu Dương Thần Công và không bị bất kỳ một nguồn nội lực hay độc tính nào xâm phạm.
Ngoài Trương Vô Kỵ, Giác Viễn, Trương Quân Bảo, Quách Tương, Vô Sắc, còn có Không Kiến thần tăng của Thiếu Lâm cũng là cao thủ về Cửu Dương thần công.
.......
No comments:
Post a Comment