Phong Linh Khách
Thập bát ban võ nghệ hay thập bát ban binh khí là thuật ngữ dùng để chỉ 18 môn loại vũ khí cơ bản trong hệ thống chương trình của các môn phái võ thuật Trung Quốc cũng như một số môn võ cổ truyền Việt Nam.
Các fan kiếm hiệp cũng nên biết về vấn đề này để thưởng thức truyện kiếm hiệp được trọn vẹn hơn.
<< Kiếm là vũ khí thông dụng và thường được các võ lâm giang hồ sử dụng nhứt (ảnh minh họa)
Vũ khí trong võ thuật nói chung bao gồm rất nhiều loại ( bao gồm cả sự sáng tạo riêng biệt và lai tạo), nhưng cơ bản được hệ thống hóa thành 18 môn loại.
Lịch sử nhân loại cho thấy, từ thời đồ đá con người đã biết sử dụng gậy gỗ, dao đá, búa đá, là những loại binh khí nguyên thủy trong cuộc đấu tranh sinh tồn chống lại các loài thú dữ và các bộ tộc hiếu chiến khác. Đến thời đồ đồng, các bộ lạc hoang sơ đã biết sử dụng đồng mài làm dao, búa ... v.v. Sau đó là thời đồ sắt với những vũ khí đầu tiên (không kể những công cụ sản xuất) được làm bằng sắt đúc.
Đến khoảng thế kỷ 13-14, các loại vũ khí ngày càng đa dạng và cơ bản đã được phân chia thành 18 loại, gọi là "thập bát ban võ nghệ" do ai là người khởi xướng hiện chưa xác định được. Nói chung, đây cũng chỉ là cách gọi tên mang tính trừu tượng, chung chung. Thực chất vẫn chưa có sự thống nhất trong cách hiểu và phân loại. Vả chăng, điều đó cũng không quan trọng.
Phân loại vũ khí ở Trung Quốc
Theo cuốn Ngũ tạp trở và Kiên hồ tập: 18 ban binh khí bao gồm cung, nỏ, thương, đao, kiếm, mâu, thuẫn (khiên, mộc che), phủ, việt, kích, tiên (roi), giản, qua, thù (một loại côn bằng tre gỗ có cạnh, không có lưỡi), soa (đinh ba có ba mũi cao ngang nhau hoặc mũi giữa cao hơn), cương soa (vũ khí có 2 mũi nhọn), bừa, dây xích mềm, bạch đả (tay không tức quyền thuật). Người đời sau gọi đây là "mười tám ban nhỏ" (tiểu thập bát ban).
18 ban lớn (đại thập bát ban) có: đao, thương, kiếm, kích, côn, bổng (một loại gậy ngắn hơn côn), sóc (một loại binh khí cổ, cán dài hơn mâu), đáng, phủ (búa), việt, sản (kiểu như xẻng), bừa (bà), giản, chùy, soa, qua, mâu.
Gần hơn nữa thì chia 18 ban binh khí ra "chín dài và chín ngắn". Chín dài gồm: thương, kích, côn, việt, soa, đáng, siêu, câu, sóc, hoàn (vòng càn khôn, một loại vòng có những lưỡi dao gắn trên). Chín ngắn gồm: đao, kiếm, quải, phủ (búa), tiên, giản, chùy, bổng (gậy), chử (cái chày).
Cách lý giải khác gồm đao, thương, kiếm, kích, đáng, côn, soa, bừa, tiên, giản, chùy, phủ (búa), câu, liềm, quải, cung tên, đằng bài.
Một cách lý giải nữa gồm mâu, đáng, đao, qua, sóc, tiên, giản, kiếm, chùy, trảo, kích, câu, việt, phủ, bài, bổng, thương, sao.
Thêm vào đó, còn cách phân loại: đao, thương, kiếm, kích, phủ, việt, câu, soa, tiên, giản, tên, chùy, trảo, đáng, liềm, sóc, côn, bổng.
Một lý giải khác cũng không kém phần phổ biến: đao, thương, kiếm, kích, việt, côn, soa, bừa, tiên, giản, chùy, phủ, câu, liềm, trảo đới (dây, song thủ đới), lan mã phù (phù chặn ngựa), cung tên.
Cũng không hiếm khi thập bát ban võ nghệ chỉ những món sau: đao, thương, kiếm, kích, côn, soa, bừa, tiên (roi), giản, chùy, phủ, câu, liềm, trảo, hoàn (vòng), quải, đáng, cung tên (cung thỉ).
Ngày nay, giới võ thuật hiện đại giải thích 18 ban vũ khí là đao, thương, kiếm, kích, phủ, việt, câu, soa, tiên, giản, chùy, đáng, côn, sóc, bổng, quải, lưu tinh (chùy), trảo (móc câu).
Phân loại vũ khí ở Việt Nam
Ở Việt Nam, trong võ cổ truyền Bình Định, thập bát ban võ nghệ được lý giải gồm 18 môn loại: siêu đao, thương, giáo (một loại binh khí dài hơn thương), mác, kiếm, xà mâu, khiên, phủ hay phủ việt (búa), kích, roi, giản, chùy, đinh ba, cào, côn, dây vải hay dải lụa có buộc vật nặng ở đầu, tô, thủ cước (tay, chân, quyền).
Hệ thống thập bát ban võ nghệ Việt Nam hình như có từ thời Lê, thời Nguyễn và được đưa vào nội dung khảo hạch, thi cử để tuyển chọn các cử nhân, tiến sĩ võ. Nội dung thi tuyển này chủ yếu bao gồm bắn cung, phóng lao, lăn khiên, cưỡi ngựa, múa giáo, múa siêu đao, múa kiếm, đấu kích, múa côn, đánh quyền v.v.
-----------------------
Dưới đây là giới thiệu và hình ảnh minh họa một số binh khí thường nói đến trong võ thuật, truyện kiếm hiệp.
Tuy nhiên, đã lạc vào thế giới kiếm hiệp của Kim Dung, hẳn mọi người cùng đồng ý rằng các cao thủ võ lâm nhiều khi tự chế ra những loại vũ khí rất đặc biệt và quái dị - phù hợp với võ công của mình, không giống ai cả và cũng không theo chuẩn mực nào trong các loại binh khí dưới đây.
( Chúng tôi sẽ bổ sung trong thời gian tới)
1. Kiếm/gươm:
- Kiếm là một trong những loại vũ khí phổ biến nhất do đặc tính gọn nhẹ, cơ động, linh hoạt. Nhìn chung kiếm có hình thanh dài, cầm gọn trong một tay. Trong võ hiệp kiếm có thể biến tấu thành nhiều hình dạng rất khác nhau và quái lạ. Thông thường, thanh kiếm (lưỡi kiếm) được đựng trong một cái vỏ - gọi là - vỏ kiếm. Người hiệp sỹ đeo ngang phía sau lưng.
- Kiếm ngắn gọi là - đoản kiếm.
- Kiểm dài gọi là - trường kiếm.
- Một kiếm gọi là - đơn kiếm. Hai kiếm gọi là - song kiếm.
- Chất liệu làm kiếm: thường từ kim loại sắt. Nhưng cũng có khi từ gỗ, tre ...
- Mức độ nặng nhẹ của thanh kiếm cũng rất khác nhau. Kiếm có thể "mỏng như lá lúa" chặt đâu đứt đó, nhưng cũng có thể to, dày, thân hình dẹp, thậm chí hình ống ...
- Những thế đánh dùng kiếm gọi là - kiếm thế. Những bài bản, công phu gọi là - kiếm pháp. Sách dạy kiếm pháp gọi là - kiếm phổ. Thế đánh dùng kiếm gọi là - xử kiếm. Lực đánh mạnh nhẹ gọi là - kiếm lực. Đường đi của lưỡi kiếm gọi là - kiếm quang. Hai người giao đấu dùng kiếm gọi là - đấu kiếm. Người giang hồ đeo kiếm gọi là - kiếm khách ...
- Trong chiến đấu, kiếm có thể dùng để phóng/ném vào kẻ địch hay dùng như một loại ám khí.
- Kiếm quý hiếm được gọi là - bảo kiếm. Có thể nạm vàng, ngọc. Chẳng hạn như Ỷ thiên kiếm trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký.
- Hình tượng thanh kiếm trong nhiều trường hợp biểu trưng cho quyền uy.
2. Thương
Thường làm bằng sắt, to, nặng. Dùng cho kỵ binh, tấn công từ xa và có lực. Chớ người thường khiêng cây Thương e cũng mệt.
3. Đao
Một dạng dao lưỡng to không lồ, con dài mũi nhọn. Cán dài, bự.
4. Kích
5. Gậy/bổng
Còn gọi là "roi". Đây là một loại vũ khí khá phổ biến và cũng đơn giản. Thường làm từ các thân cây gỗ như tre ngà đặc ruột, trúc lớn, hay thân cây dài, thẳng ... Cũng có khi làm bằng chất liệu kim loại.
Trong kiếm hiệp Kim Dung, bang chủ Cái Bang luôn mang theo mình một cây gậy trúc vàng óng, gọi là "gậy đánh chó". Thực ra chính là tín vật trấn bang của chưởng môn phái đó nha.
6. Nhuyễn Tiên
“Nhuyễn” là mềm, “tiên” là roi, một thứ dùng trong hình phạt ngày xưa để đánh người, roi đánh ngựa gọi là roi trun, roi là đồ binh rèn bằng sắt, thép gọi là thiết tiên. Thuật ngữ “nhuyễn tiên” (tiếng Anh là Soft whip, tiếng Hoa là Bian) dùng chỉ chung cho các loại hình binh khí mềm, uyển chuyển như miên thằng (miên là dài, thằng là sợi dây), khăn quấn đầu (đầu cân), khăn quàng cổ, dải lụa đào, dây thắt lưng, chuỗi tiền, dây xích sắt, phất trần, xà vĩ tiên, lưu tinh chùy...
Trong quân đội có một loại dây lưng bằng bố dày, bản lớn khoảng 10cm, hai đầu móc lại với nhau bằng móc sắt (dùng đeo đạn, lựu đạn và một số thiết bị quân sự khác) gọi là “ceinture ronde”, trong tình huống mưu sinh thoát hiểm, “ceinture ronde” là một loại khí giới rất hiệu quả.
Dây xích là nhuyễn tiên trong Võ cổ truyền, do đầu tiêu, tay nắm, một số đốt sắt, vòng sắt tròn nối lại với nhau mà thành. Nhuyễn tiên có thể đánh, quật, móc, khóa, trói… Người giỏi dùng nhuyễn tiên có thể thắng đuợc các loại binh khí khác. Thật ra Võ cổ truyền không phải chỉ có “roi mềm” mà có cả “roi cứng”; roi mềm là “nhuyễn tiên”, roi cứng là “ngạnh tiên”.
Nhuyễn tiên có loại bảy đốt (thất tiết kim tiên), chín đốt (cửu tiết kim tiên), mười ba đốt (thập tam tiết kim tiên) nhưng thường gọi là chín đốt. Nhuyễn tiên có thể đánh vung ra một vùng rộng, xoay quanh một vầng, thu về một nắm, phóng ra uốn lượn như rồng bay, phụng vũ, uy phong như mãnh hổ, thu về gọn gàng, nhanh chóng, kín đáo; có thể tấn công dài, ngắn, xa, gần đều thích hợp. Nhuyễn tiên mang theo người thuận tiện, thu nắm trong tay hoặc quấn quanh hông, khi cần dùng chỉ cần lắc nhẹ đầu mối là có thể huy động được ngay. Nhuyễn tiên lấy chuyển động vòng tròn làm chính, sức công phá trên nguyên lý ly tâm, là một loại binh khí mềm nên dễ quấn bắt, cột trói… nhờ vào sự linh hoạt của cánh tay, cổ tay và cơ bắp phối hợp các phần trên thân thể, bộ pháp, thân pháp mà tấn công mục tiêu và thay đổi phương hướng của tâm vòng tròn sử dụng. Chiều dài của nhuyễn tiên tùy theo sở trường của người sử dụng.
Ngạnh tiên có loại là gang đốt trúc, thường được gọi “trúc tiết cương tiên”, hình như gốc tre, trúc; loại khác là gang mài, thường được gọi “thủy ma cương tiên”, không kể tay cầm đã có 13 đốt, tay cầm làm bằng gỗ cứng hoặc kim loại có thể dùng được hai đầu.
Kỹ pháp nhuyễn tiên, ngạnh tiên chủ yếu có: quay tròn, quấn, quật, trói, khóa, quét, vẫy, điểm, chặn, ném, đỡ gạt, múa hoa…
Việc tập luyện nhuyễn tiên sẽ trở nên dễ dàng khi người tập đã trải qua một thời gian tập luyện quyền cước của một môn võ nào khác. Bởi lẽ, nghệ thuật đánh nhuyễn tiên đòi hỏi sự nhịp nhàng, uyển chuyển, quyền biến, nhanh nhẹn, mạnh mẽ, thăng bằng… Muốn được vậy, người sử dụng nhuyễn tiên phải phối hợp thuần thục tấn pháp, bộ pháp, thân pháp… cùng các kỹ pháp nhuyễn tiên.
Dây xích được chế tạo bằng kim loại, độ dài theo thể tạng, chiều cao của người dùng, thông thường dài đến 0,9m. Ở hai đầu có hai cục sắt nhỏ, hình tròn, chữ nhật hoặc hình mũi tên. Điều cần thiết sử dụng nhuyễn tiên nói chung, dây xích nói riêng là tốc độ, bất ngờ, cũng như lưỡng tiết côn, dây xích phải đánh nhanh và dũng mãnh, nếu không, sự chậm chạp, vụng về sẽ tạo cơ hội cho đối phương không chế và tước đoạt vũ khí. Chính vì vậy mà người sử dụng phải có khả năng quyền thuật để bảo vệ nhuyễn tiên.
Nhuyễn tiên thường tấn công vào các vùng yếu trên cơ thể đối phương, lực phát ở cổ tay, ưu thế ly tâm nên có tầm sát hại lớn. Do nhu nhuyễn nên có khả năng trói bắt, hóa giải được nhiều loại binh khí khác. Ở Okinawa Nhật Bản, môn phái Masaki Ryu có kỹ thuật đánh bằng dây xích gọi là Manrikigusari.
Trong kiếm hiệp Kim Dung, rất nhiều nhân vật sử dụng nhuyễn tiên, chẳng hạn như Chu Chỉ Nhược trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký.
7. Chủy Thủ
Chủy thủ là một loại kiếm ngắn (cũng có thể gọi là dao găm), đây là loại binh khí ngắn, nhỏ gọn thường được dấu kín trong người. Khi giao đấu sử dụng ở cự ly gần dùng để lấy đâm là chính, có thể kiêm cả chặt chém.
Trong kiếm hiệp Kim Dung, rất nhiều nhân vật sử dụng hoặc luôn đeo bên mình một thanh chủy thủ để phòng thân một cách kín đáo, nhất là những nhân vật nữ. Chẳng hạn như Hoàng Dung hay Mục Niệm Từ đều có chủy thủ trong người và thậm chí khi bị nguy khốn thì có thể dùng để ... tự vẫn!
8. Phán quan bút
Loại vũ khí khá phổ biến, hình thù giống một cây bút (viết) khổng lồ.
9. Thiết bút (bút sắt)
10. Phủ
11. Việt
12. Câu
13. Xoa
14. Giản
15. Chùy
16. Quái tử
17. Lưu tinh
18. Côn/Nhị khúc:
Hai khúc gỗ được nối với nhau bằng một đoạn dây. Vừa cứng, vừa mềm mại, linh hoạt đánh xa, đánh gần. gọn nhẹ.
19. Phi tiêu
Từ thời xa xưa, người ta đã biết sử dụng vài loại vũ khí gọn nhẹ để tự vệ như dao ngắn (Kaiken) và cây trâm cài tóc (Kazashi) dùng để ném/phóng vào kẻ thù. Khi đó gọi là phi tiêu. Với kích thước nhỏ bé dễ cất dấu, phi tiêu với mũi bén nhọn có thể tẩm thuốc độc và khi đó sẽ trở nên vô cùng nguy hiểm.
Căn cứ vào hình dạng, kích thước có thể phân thành rất nhiều loại phi tiêu khác nhau. Có loại nhọn 1 đầu, có loại nhọn cả 2 đầu; dài, ngắn, dầy, mỏng…khác nhau. Nhưng nói chung dù mang hình dáng nào, phi tiêu cũng phải đáp ứng được hai đòi hỏi tiên quyết: Gọn, nhỏ dễ mang theo người và khi được ném ra, chúng phải khó thấy để né tránh.
Trong kiếm hiệp Kim Dung, phi tiêu có hình thức rất phong phú, đa dạng và đôi khi gây bất ngờ, thú vị. Nói một cách ngắn gọn là hầu như vật gì cũng có thể dùng làm phi tiêu: từ một hòn đá, cái bánh bao, thậm chí cho tới con rắn, đóa hoa, cây kim, quả trứng, lá bài ...
Dây xích là nhuyễn tiên trong Võ cổ truyền, do đầu tiêu, tay nắm, một số đốt sắt, vòng sắt tròn nối lại với nhau mà thành. Nhuyễn tiên có thể đánh, quật, móc, khóa, trói… Người giỏi dùng nhuyễn tiên có thể thắng đuợc các loại binh khí khác. Thật ra Võ cổ truyền không phải chỉ có “roi mềm” mà có cả “roi cứng”; roi mềm là “nhuyễn tiên”, roi cứng là “ngạnh tiên”.
Nhuyễn tiên có loại bảy đốt (thất tiết kim tiên), chín đốt (cửu tiết kim tiên), mười ba đốt (thập tam tiết kim tiên) nhưng thường gọi là chín đốt. Nhuyễn tiên có thể đánh vung ra một vùng rộng, xoay quanh một vầng, thu về một nắm, phóng ra uốn lượn như rồng bay, phụng vũ, uy phong như mãnh hổ, thu về gọn gàng, nhanh chóng, kín đáo; có thể tấn công dài, ngắn, xa, gần đều thích hợp. Nhuyễn tiên mang theo người thuận tiện, thu nắm trong tay hoặc quấn quanh hông, khi cần dùng chỉ cần lắc nhẹ đầu mối là có thể huy động được ngay. Nhuyễn tiên lấy chuyển động vòng tròn làm chính, sức công phá trên nguyên lý ly tâm, là một loại binh khí mềm nên dễ quấn bắt, cột trói… nhờ vào sự linh hoạt của cánh tay, cổ tay và cơ bắp phối hợp các phần trên thân thể, bộ pháp, thân pháp mà tấn công mục tiêu và thay đổi phương hướng của tâm vòng tròn sử dụng. Chiều dài của nhuyễn tiên tùy theo sở trường của người sử dụng.
Ngạnh tiên có loại là gang đốt trúc, thường được gọi “trúc tiết cương tiên”, hình như gốc tre, trúc; loại khác là gang mài, thường được gọi “thủy ma cương tiên”, không kể tay cầm đã có 13 đốt, tay cầm làm bằng gỗ cứng hoặc kim loại có thể dùng được hai đầu.
Kỹ pháp nhuyễn tiên, ngạnh tiên chủ yếu có: quay tròn, quấn, quật, trói, khóa, quét, vẫy, điểm, chặn, ném, đỡ gạt, múa hoa…
Việc tập luyện nhuyễn tiên sẽ trở nên dễ dàng khi người tập đã trải qua một thời gian tập luyện quyền cước của một môn võ nào khác. Bởi lẽ, nghệ thuật đánh nhuyễn tiên đòi hỏi sự nhịp nhàng, uyển chuyển, quyền biến, nhanh nhẹn, mạnh mẽ, thăng bằng… Muốn được vậy, người sử dụng nhuyễn tiên phải phối hợp thuần thục tấn pháp, bộ pháp, thân pháp… cùng các kỹ pháp nhuyễn tiên.
Dây xích được chế tạo bằng kim loại, độ dài theo thể tạng, chiều cao của người dùng, thông thường dài đến 0,9m. Ở hai đầu có hai cục sắt nhỏ, hình tròn, chữ nhật hoặc hình mũi tên. Điều cần thiết sử dụng nhuyễn tiên nói chung, dây xích nói riêng là tốc độ, bất ngờ, cũng như lưỡng tiết côn, dây xích phải đánh nhanh và dũng mãnh, nếu không, sự chậm chạp, vụng về sẽ tạo cơ hội cho đối phương không chế và tước đoạt vũ khí. Chính vì vậy mà người sử dụng phải có khả năng quyền thuật để bảo vệ nhuyễn tiên.
Nhuyễn tiên thường tấn công vào các vùng yếu trên cơ thể đối phương, lực phát ở cổ tay, ưu thế ly tâm nên có tầm sát hại lớn. Do nhu nhuyễn nên có khả năng trói bắt, hóa giải được nhiều loại binh khí khác. Ở Okinawa Nhật Bản, môn phái Masaki Ryu có kỹ thuật đánh bằng dây xích gọi là Manrikigusari.
Trong kiếm hiệp Kim Dung, rất nhiều nhân vật sử dụng nhuyễn tiên, chẳng hạn như Chu Chỉ Nhược trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký.
7. Chủy Thủ
Chủy thủ là một loại kiếm ngắn (cũng có thể gọi là dao găm), đây là loại binh khí ngắn, nhỏ gọn thường được dấu kín trong người. Khi giao đấu sử dụng ở cự ly gần dùng để lấy đâm là chính, có thể kiêm cả chặt chém.
Trong kiếm hiệp Kim Dung, rất nhiều nhân vật sử dụng hoặc luôn đeo bên mình một thanh chủy thủ để phòng thân một cách kín đáo, nhất là những nhân vật nữ. Chẳng hạn như Hoàng Dung hay Mục Niệm Từ đều có chủy thủ trong người và thậm chí khi bị nguy khốn thì có thể dùng để ... tự vẫn!
8. Phán quan bút
Loại vũ khí khá phổ biến, hình thù giống một cây bút (viết) khổng lồ.
9. Thiết bút (bút sắt)
10. Phủ
11. Việt
12. Câu
13. Xoa
14. Giản
15. Chùy
16. Quái tử
17. Lưu tinh
18. Côn/Nhị khúc:
Hai khúc gỗ được nối với nhau bằng một đoạn dây. Vừa cứng, vừa mềm mại, linh hoạt đánh xa, đánh gần. gọn nhẹ.
19. Phi tiêu
Từ thời xa xưa, người ta đã biết sử dụng vài loại vũ khí gọn nhẹ để tự vệ như dao ngắn (Kaiken) và cây trâm cài tóc (Kazashi) dùng để ném/phóng vào kẻ thù. Khi đó gọi là phi tiêu. Với kích thước nhỏ bé dễ cất dấu, phi tiêu với mũi bén nhọn có thể tẩm thuốc độc và khi đó sẽ trở nên vô cùng nguy hiểm.
Căn cứ vào hình dạng, kích thước có thể phân thành rất nhiều loại phi tiêu khác nhau. Có loại nhọn 1 đầu, có loại nhọn cả 2 đầu; dài, ngắn, dầy, mỏng…khác nhau. Nhưng nói chung dù mang hình dáng nào, phi tiêu cũng phải đáp ứng được hai đòi hỏi tiên quyết: Gọn, nhỏ dễ mang theo người và khi được ném ra, chúng phải khó thấy để né tránh.
Trong kiếm hiệp Kim Dung, phi tiêu có hình thức rất phong phú, đa dạng và đôi khi gây bất ngờ, thú vị. Nói một cách ngắn gọn là hầu như vật gì cũng có thể dùng làm phi tiêu: từ một hòn đá, cái bánh bao, thậm chí cho tới con rắn, đóa hoa, cây kim, quả trứng, lá bài ...
Trong các loại binh khí thì mình thích dùng kiếm và gậy nhất, như trong trùm hương cảng thì toàn dùng gậy mà cũng đánh cả một đám người
ReplyDelete