Saturday, March 29, 2014

Thiếu lâm

Hoa Văn biên soạn

Phái Thiếu Lâm được nhắc tới trong hầu hết các tiểu thuyết của Kim Dung, đặc biệt trong hai tác phẩm Tiếu ngạo giang hồ và Ỷ thiên đồ long ký. 

Thiếu Lâm cũng là một môn phái có thật ngoài đời và rất nổi tiếng, có lịch sử lâu dài hàng ngàn năm. Trong tiểu thuyết Kim Dung, Thiếu Lâm luôn được xem là môn phái lớn nhất với nhiều cao thủ oai trấn giang hồ và có uy tín. Thiếu Lâm được xem là Thái Sơn Bắc Đẩu của võ lâm.

Thiếu Lâm là môn phái của các nhà sư ở chùa Thiếu Lâm (Thiếu lâm tự), trên đỉnh núi Tung Sơn. Thiếu Lâm có các môn võ lừng danh như phép luyện công Dịch cân kinh, quyền pháp Thiên thủ như lai ...

Có quy củ là không cho nữ lưu vào chùa (Quách Tương khi vào bị ngăn cản - trong Ỷ thiên đồ long ký)

Về sơ đồ tổ chức:

(Vui lòng chờ bổ sung thêm)


Đạt Ma đường - La Hán đường - Tâm Thiền đường - Tàng Kinh các

Võ công:

- 72 quyền pháp

Trong Tiếu ngạo giang hồ

Trong Tiếu ngạo giang hồ, Thiếu Lâm ở giai đoạn này được lãnh đạo bởi các nhà sư với tên được gắn với chữ Phương. Đó là Phương Chấn đại sư và Phương sinh đại sư.

Phương Chấn đại sư là chưởng môn phái Thiếu Lâm, trụ trì Thiếu Lâm tự. Phương Chấn là một hòa thượng nhân từ, luyện Dịch cân kinh, Thiên thủ Như Lai chưởng đến độ xuất thần nhập hóa. Ông nhanh chóng nhận ra con người thật của chàng trai Lệnh Hồ Xung, và bộ mặt thật đầy gian trá của Tả Lãnh Thiền, Nhạc Bất Quần...

Khi Lệnh Hồ Xung được Doanh Doanh cõng lên chùa Thiếu Lâm trong tình trạng suy kiệt sắp chết, và biết Nhạc Bất Quần đã đuổi chàng ra khỏi sư môn, ông đã nhận lời truyền thụ Dịch cân kinh cho chàng với điều kiện chàng chịu gia nhập phái Thiếu Lâm, nhưng Lệnh Hồ Xung không đồng ý. Khi Lệnh Hồ Xung lên chức vụ chưởng môn phái Hằng Sơn, ông đã cùng Xung Hư đạo trưởng phái Võ Đang hết lòng ủng hộ, mong chàng, đề nghị Lệnh Hồ Xung đoạt chức chưởng môn phái Ngũ Nhạc phái, để tránh cho chức này rơi vào tay những kẻ như Nhạc Bất Quần, Tả Lãnh Thiền. Khi Nhậm Ngã Hành công khai đòi tiêu diệt Hằng Sơn, ông đã không ngần ngại đem Dịch cân kinh truyền thụ cho chàng, tôn chàng làm minh chủ để chống lại cuộc chiến này.

Phương Sinh đại sư là sư đệ của Phương Chấn, từng bị Lệnh Hồ Xung dùng Độc cô cửu kiếm đánh bại, vì thế nhận ra chàng là truyền nhân đích thực của Phong Thanh Dương (ông từng được Phong Thanh Dương cứu giúp và rất kính trọng Phong Thanh Dương) vì thế hết lòng kính trọng Lệnh Hồ Xung, mong chàng gia nhập phái này. Phương Sinh tính tình cũng nhân hậu và rất ủng hộ Lệnh Hồ Xung.

Trong Ỷ thiên đồ long ký:

Vui lòng chờ bổ sung thêm:

Các nhân vật được nhắc đến:

- Thiên Minh thiền sư

- Vô Sắc hòa thượng - thủ tọa La Hán đường

- Vô Tướng hòa thượng - thủ tọa Đạt Ma đường

- Giác Viễn đại sư - người coi giữ Tàng Kinh Các (thư viện của Thiếu Lâm), đã làm mất bộ kinh Lăng Già do tổ sư Đạt Ma viết ra (trong Thần điêu hiệp lữ. Hai kẻ lấy trộm là Tiêu Tương Tử và Doãn Khắc Tây). Theo quy định của Thiếu Lâm, đệ tử ở trong Tàng Kinh Các có nhiệm vụ quét nhà, châm trà, hầu hạ Giác Viễn sư phụ, không một ai trong chùa dạy đệ tử võ công.

Một điểm đặc biệt là trên mép lề cuốn kinh Lăng Già do tự tay Đạt Ma lão tổ chép ra, lại có chép bộ Cửu Dương Chân Kinh, mà Giác Viễn tưởng rằng đây là kinh thư dạy về thuật giúp người ta được thân thể khỏe mạnh, nên theo đó mà tu tập. Trong khi đây là một bí kíp võ công vô địch. Trước khi qua đời, sư Giác Viễn đã đọc Cửu âm chân kinh, khi đó Quách Tương và Trương Quân Bảo nghe được một phần - sau này ứng dụng phát triển võ công.

- Trương Quân Bảo - đệ tử của Giác Viễn đại sư, sau này là Trương Tam Phong - sư tổ phái Võ Đang.

- Tâm Thiền Đường thất lão (7 người).

- Phan Thiên Canh,

- Phương Thiên Lao,

- Vệ Thiên Vọng ba người đi ở đằng sau.

Chuyện 70 năm trước:

- Phương trượng chùa Thiếu Lâm là Khổ Thừa, sư tổ của Thiên Minh thiền sư.

- Khổ Trí thiền sư.

- Khổ Tuệ thiền sư - thủ tọa La Hán đường - bỏ đi lập ra Thiếu Lâm Tây vực.

- Ba người Phan Thiên Canh, Phương Thiên Lao, Vệ Thiên Vọng chính là đệ tử tái truyền của Khổ Tuệ thiền sư (thuộc phái Thiếu Lâm Tây vực).

- Hỏa công đầu đà (người nhóm lửa, nấu bếp, lén học võ công. Sau này bỏ chạy

- Sư giám quản bếp Hương Tích

..................

Tham khảo:

Đẳng cấp môn đồ Thiếu Lâm


Võ thuật diệu dụng hay không ở chỗ môn đồ thành công hay không, do đó đời đời Thiếu Lâm Tự thâu truyền môn đệ để truyền bá môn công phu kỹ thuật ấy. Giá trị của một Võ Phái không chỉ lo việc chỉ dạy võ thuật cho môn đồ mà ở chỗ hữu ích cho bản thân, cho quốc gia, xã hội để người đương thời cũng như hậu lai nghiệm xét võ phái ấy có ít lợi gì cho đời không. Nhiều võ phái thâu nhận môn đồ bừa bãi để khi thành công, người ấy dùng công phu bản lãnh làm việc bất chính, mất thanh danh môn phái.

Trong Thiếu lâm phái, trước khi thâu nhận một môn đồ, Sư trưởng, hoặc Võ tăng địa phương phải xem tướng pháp người môn đồ ấy, xem đức hạnh, sự kiên nhẫn, khảo về mục đích học võ công, được ở thử làm công một thời gian để xem sự biến chuyển của tâm lý tính hạnh : bao giờ đủ điều kiện tối thiểu mới chính thức cho học võ công. Nếu không chỉ được học chữ nghĩa văn chương, đạo lý và công quả kèm thêm phần tự vệ sơ đẳng.

Một môn đồ đã được thâu nhận cho học võ sau khi đã qua khảo sát tâm lý sẽ bắt đầu tu luyện ở bậc sơ đẳng, thường là 3 năm, mỗi năm phải thi lên, nếu hỏng thì được học lại ba tháng và thi lại. Qua sơ đẳng họ lên trung đẳng : 3 năm. Ở trình độ trung đẳng họ được phép xuống núi vì qua 6 năm tu luyện về mọi mặt họ đã có một căn bản võ công tạm xài, hoặc ra làm võ quan, hoặc mở đạo đường, hoặc làm bảo tiêu, hoặc giang hồ hiệp khách hạng nhẹ.

Tuy nhiên ai đã qua bậc trung đẳng đều muốn học thêm 4 năm cao đẳng nữa. Khi thành tài, mặc dầu dư sức chiếm một địa vị quan trọng trong chốn triều đình, họ không bao giờ ham vì sợ vướng chân hồ hải. Họ thường một mình một cõi hành hiệp giúp đời., hoặc làm nghề bảo tiêu, để khi về già giang hồ đầy cả hai vai, họ ẩn cư một nơi gió núi mây ngàn nào đó, vui cùng vũ trụ non xanh, cảnh sắc thanh tú, với một số môn đồ nối nghiệp. Cuộc đời của môn đồ Thiếu Lâm Tự hào hùng như một bản trường ca kỳ mỹ, thanh thoát như một đạo sĩ thoát trần và phóng nhoáng như gió thoảng rừng hoang. Từ lúc nhập học cho đến ngày hạ sơn, hành hiệp, ẩn cư là một bức tranh muôn màu muôn vẻ bên ngàn tiết điệu của cuộc đời. Thầy ấy, bạn ấy, cảnh sắc Tổ đình ấy, họ thâu nhận được toàn bộ võ công, tình cảm sư đệ thầy trò bên cạnh khí thế của non sông, họ cảm thấy quá đủ và không còn ham luyến một thứ gì cả. Do đó họ thành công về tài lẩn đức, đem lại thanh danh cho môn phái từ 15 thế kỷ nay, và mặc dủ Thiếu Lâm phái cũng có khi chìm, khi nổi, nhưng tùy hoàn cảnh võ phái vẫn muôn trời kiêu dũng siêu nhiên.

Một môn đồ Thiếu Lâm, dù ở cấp bậc nào cũng phải tụ tập đủ bốn phương diện :

1 – KINH PHÁP : những triết lý cao siêu của đạo Phật kiêm thêm những môn Tâm lý, xử thế, tổ chức….

2 – NỘI CÔNG : nội công là sức tiềm tàng chiụ đựng ở bên trong. Một người chuyên tập ngoại công có thể cử tạ ngàn cân. Với sức ép ngàn cân ấy nếu không có nội công họ sẽ bị nội thương ảnh hưởng đến lục phủ ngũ tạng. Theo Đạt Ma Sư Tổ thì một người chuyên luyện ngoại công tối đa chỉ có thể cử nổi 800 cân. Kèm theo nội công vận khí, họ có thể tăng lên 2000 cân mức độ tối thiểu. Theo pháp luyện nội công sơ đẳng lên cao đẳng họ phải luyện qua sáu bài Ngũ Tấn – lịnh thú ngũ quyền LONG HỔ BÁO XÀ HẠC – vận khí chuyển công thuật – Tấn nội công – thần công bí pháp – Dịch cân kinh Tiền – Hậu – Bộ dịch cân kinh này Nguyên văn của Tổ Sư viết bằng tiếng Phạn, dịch ra Hán văn do đại sư BÁT LẬP MẬT ĐẾ. Hiện chúng tôi sưu tầm được 8 bản : 1 bản chép tay, một bản bằng Phạn ngữ, một bản ở Hồng Kông, 3 bản này hy vọng là chân thư vì giống nhau dù ở thế hệ khác nhau, 5 bản kia thì 2 bản ở Macao, 1 bản Hồng kông, 1 bản Đài Loan và một bản chép tay, pha chế sai lung tung từ tiên gia, đạo gia các võ phái… Chúng tôi sẽ trình bày riêng pho nội công này ở bài kế và sẽ vạch những điều chân , giả.

Bộ Thiếu Lâm ký sự dài tập có ghi lại một câu chuyện “Loạn đã kinh mạch” đáng ta lưu ý khi luyện tập công :

Đời vua Hiến Tôn Thiếu Lâm Phái dưới quyền điều khiển của Nguyên hiệu thiền sư, chưởng môn đời thứ 16, có thu nhận một môn đồ cư sĩ. Sau 5 năm thọ giáo, bản lãnh của Lâm HồngHải, (tên của môn đồ ấy) vượt quá trung đẳng và được luân phiên canh giữ Tàng kinh các để có dịp nghiên cứu thêm các loại võ công, rộng đường trí thức. Mỗi phiên gác lầu kinh là 4 người, qua thời gian một tháng phải trao cho 4 vị khác, ngày bàn giao được kiểm điểm vô cùng kỹ lưỡng.

Trong 14 ngày đầu, họ Lâm say mê đọc tất cả những sách vận động luyện khí, số sách này thì có cả ngàn, trong 14 ngày đầu tiên ấy họ Lâm chỉ đọc được có mười cuốn, đạo ngấu nghiến, say mê, đã mất một nửa thời gian hạn định trong Tàng kinh các rồi, và ít nhất cũng 2 năm sau mới đến lượt mình, họ Lâm sững sờ luyến tiếc, và vì đọc quá nhiều, quá lộn xộn, kinh mạch vận khí khác phái xâm nhập tư tưởng, đảo lộn cả thói quen vận công của bổn phái, kinh mạch loạn đã, họ Lâm điên cuồng, đập phá và chạy tuốt vào rừng, các cao đồ phải đuổi theo bắt về, Nguyên hiệu sư trưởng phải điểm huyệt phế hết toàn bộ nội công luyện khí mới cứu tỉnh. Công phu tu luyện bao năm trời trôi theo dòng nước, phải bắt đầu lại tất cả. Xem chơi còn loạn cả đường kinh mạch huống gì là luyện sai hoặc khác phái, nguy hiểm tới bản thân không

3 –NGOẠI CÔNG : là cách tập luyện để có tấm thân nở nang, thẩm mỹ - đại lực – thuật ngữ võ học gọi là “thế khả bạt sơn, lực năng cử đỉnh”. Từ sơ cấp lên cao cấp môn đồ phải lấy nội công làm căn bản xong hoặc tập thạch xa, thạch phiến, thiết lư, thiết đỉnh… Môn đồ ở sơ cấp tối thiểu cử 300 cân, ở trung cấp 500 cân và ở cao cấp 800 cân, tuy ấn định như vậy nhưng các môn đồ thường đạt thành tích gấp đôi, gấp ba. Các môn như binh hành thuật – khinh công thuật – thuật nhảy xa, đăng sơn… cũng được xếp vào mục ngoại công, thay vì phần kỹ thuật.

4 – QUYỀN PHÁP : quyền pháp chiếm một phần vô cùng quan trọng. Môn đồ sơ đẳng phải tập 5 thứ tấn : trung bình, thảo mã, đinh tấn, độc cước tấn, hạc tấn – Ngũ thủ ; thôi sơn – cước đao, hùng chưởng, song chỉ - phượng dực – Tứ cước, kim tiêu cước, bàng long cước đảo sơn cước, tảo địa cước. Xong phần đó cho đến lúc thuần thục mới qua phần quyền pháp như các loại : Tứ trụ, Mai Hoa – Bát Tiên, Liên Hoa, La Hán, Kim cương. Mỗi bài gồm nhiều thế, mỗi thế chính này qua thế chính kia có một thế biến . Chính thế hay biến thế cũng tập thuần thục bằng bồn cách gọi là “tứ đẳng luyện” : CÔNG (đánh) , THỦ (giữ) , BIẾN (chuyển thế), PHÁ (phản đòn).


Mỗi bài có hai độ tập. Độ thứ nhật tập từng thế một, từ thế này qua thế kia cực kỳ chậm chạp, vận khí, chuyển gân để lấy nội công. Độ thứ hai tốc luyện, quyền cước phóng ra liên miên bất tận, nhãn pháp tinh tường, bộ pháp vững chải, thân pháp như giao long, thư pháp như sấm chớp, cước pháp liên tục như máy – Tâm pháp minh mẫn, khí pháp điều hòa.

Qua hai phần trên người tập phải ngồi quán tưởng cho bài quyền ấy chạy qua tâm trí lẹ như điện xẹt để lúc nào củng bản ứng thần tốc tự nhiên địch thủ vừa định tấn công, ta đã đánh trước. địch muốn đòn gì ta đã thấy rõ. Khi giao đấu nhờ thế vững tâm, kiểm soát đòn đánh của đối phương từ đầu đến cuối, không mất thì giờ tính toán, không thừa một đòn, không hở một thế. Trong thế công có thế thủ, trong phần thủ là chuẩn bị công… chúng tôi đã trình bày phần giao đấu và các câu tâm pháp luyện quyền ở phần “Thiếu Lâm tự chiến đấu”. Những mánh lới nhà nghề, những kinh nghiệm giao đấu của Thiếu Lâm trong tác phẩm “Thiếu Lâm Long hổ tranh hùng” dày 200 trang.


-----------------------------------------------

Bài liên quan:

Tóm tắt Tiếu ngạo giang hồ
Thiếu lâm tự

No comments:

Post a Comment