Trang

Wednesday, October 7, 2015

Vì sao Võ Đang có quy củ môn nhân không được giao đấu với phái Nga My?

Cát Tường

Võ Đang và Nga My là hai môn phái lớn và lừng lẫy trên chốn võ lâm giang hồ - trong tiểu thuyết kiếp hiệp Kim Dung. Mỗi môn phái, mỗi đời, đều có những cao thủ võ lâm lừng danh thiên hạ. Tuy nhiên, có một điều rất đặc biệt là môn nhân ở hai môn phái ấy đều phải biết quy định là bên này không được giao đấu với bên kia. Hay nói chính xác hơn, là Võ Đang có quy định không được đấu với người của Nga My.

(Trương Vô Kỵ và Triệu Mẫn - trong Ỷ thiên đồ long ký)

Vì sao lại có quy định khá lạ lùng như vậy, khi mà nói chung trên chốn giang hồ, cứ gặp nhau là phải giao chiến tranh tài cao thấp, chẳng cần kiêng nể cái chi.

Để biết vì sao có quy củ ấy, cần phải quay lại thủa ban đầu, khi hai môn phái Võ Đang và Nga My mới được lập ra.

Ấy là năm ấy, tháng ấy ... trong phần đầu tác phẩm Ỷ thiên đồ long ký (cô gái đồ long). 

Khi ấy, trên đường lên chùa Thiếu Lâm tìm hỏi tung tích người trong mộng của mình là thần điêu đại hiệp Dương Quá, cô gái xinh đẹp Quách Tương, còn của cặp đôi anh hùng nữ hiệp Quách Tĩnh - Hoàng Dung tình cờ gặp hai người quen cũ là sư Giác Viễn và cậu bé Trương Quân Bảo (lúc này khoảng 16 tuổi).

Do trước đó sư Giác Viễn vô tình làm mất bộ sách rất quý là cuốn kinh Lăng Già do Đạt Ma tổ sư của Thiếu Lâm biên soạn. Nên bị phạt phải câm miệng và gánh nước trong 15 năm.


Quách Tương ngày ấy năm ấy

Quách Tương thấy vậy, do không biết ngọn ngành nên đã công khai bênh vực sư Giác Viễn, chửi chùa Thiếu Lâm là bất nhân, ác đức. Việc này làm sư Giác Viễn và cậu bé Trương Quân Bảo rất cảm động và "không bao giờ quên".

Quách Tương khi ấy lại còn tặng Trương Quân Bảo hai pho tượng La Hán bằng sắt, biết múa bài La Hán quyền, mà nàng rất quý, vốn là quà sinh nhật của Vô Sắc đại sư tặng mình trước đây.

Lại nói sư Giác Viễn khi ấy là người trông coi Tàng Kinh Các (kho sách) của chùa Thiếu Lâm. Còn cậu bé Trương Quân Bảo là người hầu giúp việc của sư Giác Viễn. Theo quy củ của phái Thiếu Lâm, những người làm việc như vậy không được dạy võ công. Và cũng không được tự ý học võ công. (Vì từng có một biến cố 70 năm trước, liên quan đến việc một tay hỏa đầu đà tự ý học võ công, đánh trọng thương một trưởng lão trong chùa).

Thế nhưng thật tình cờ trong bộ kinh Lăng Già lại có chép chen vào một pho bí kíp võ công vô cùng tinh thâm là Cửu Dương chân kinh (môn nội công Cửu Dương Thần Công). Mà sư Giác Viễn thì do không biết võ, nên cứ nghĩ phần Cửu Âm chân kinh ấy cũng chính là kinh Lăng Già, nên vô tư mỗi ngày đọc và nghiên cứu học theo, lại cứ tưởng là mình tu luyện về tinh thần khí đạo (lúc này bộ kinh Lăng Già chưa bị mất cắp). Rồi kế đó lại còn chỉ dạy cho đệ tử Trương Quân Bảo. Nhờ đó, sau nhiều năm tu luyện, cả hai thầy trò vô tình đã trở thành người có nội dung vô cùng thâm hậu, võ công cao cường sánh ngang với hàng cao thủ trong phái Thiếu Lâm, mà chính mình cũng không hề hay biết.

Cũng tình cờ bữa đó có Côn Luân tam thánh Hà Túc Đạo lên chùa Thiếu Lâm thách thi thố võ công, sư Giác Viễn và Trương Quân Bảo vô tình bộc lộ võ công cao cường của mình. Khiến các nhà sư trong chùa rất tức giận và kinh hãi, cho rằng họ đã vi phạm điều cấm suốt mấy chục năm qua, nên truy bắt và xử lý (có thể đến xử tử hình).

Trong lúc hãi hùng bối rối, sư Giác Viễn bèn gánh hai thùng nước, một bên là Quách Tương, một bên là Trương Quân Bảo bỏ chạy xuống núi. Tối đó vì quá mệt mỏi, sư Giác Viễn lẩm nhẩm đọc kinh Lăng Già chen lẫn Cửu dương chân kinh, rồi đến sáng thì viên tịch. Bỏ lại cậu bé Trương Quân Bảo còn non nớt.

Khi ấy Trương Quân Bảo hỏi Quách Tương đi đâu thì xin được đi theo. Nhưng Quách Tương tinh thần đang bất định, lòng lại chỉ hướng về Dương Quá, thậm chí còn chưa biết mình sẽ đi đâu làm gì thì làm sao dẫn theo cậu bé được, nên đã từ chối. Nhưng nàng cũng trao cho Trương Quân Bảo chiếc vòng đeo tay của mình, dặn y tìm đến thành Tương Dương gặp cha mẹ mình là Quách Tĩnh - Hoàng Dung, thì sẽ được hai vị ấy cưu mang suốt đời, không còn phải lo gì cả.   

Những hành động và mối chân tình như trên của Quách Tương khiến cậu bé Trương Quân Bảo vô cùng xúc động. Trong lòng cậu đã nghiễm nhiên coi Quách Tương là ân nhân của đời mình.


Cậu bé Trương Quân Bảo sau này là Trương Tam Phong, sống lâu trăm tuổi và vẫn luôn dành tình cảm đặc biệt cho Quách Tương

Chính vì vậy, dù sau đó không tìm đến thành Tương Dương theo lời dặn của Quách Tương, mà tự thân lập nghiệp. Tìm đến núi Võ Đang, đổi tên thành Trương Tam Phong và ngày đêm luyện võ, sáng lập ra môn phái Võ Đang danh trấn thiên hạ. Nhưng Trương Tam Phong vẫn không bao giờ quên ân nhân Quách Tương. 

Phần Quách Tương sau đó buồn lòng lang thang giang hồ cuối cùng dừng chân, lập ra môn phái Nga My.

Hai môn phái Võ Đang và Nga My xét về võ công có nguồn gốc có phần giống nhau, vì cả Quách Tương và Trương Quân Bảo đều nghe và nhớ những đoạn trong Cửu dương chân kinh do Giác Viễn đọc trong đêm cuối đời. Và đã có mối quan hệ giao hảo với nhau rất thân tình, tốt đẹp.

Trương Tam Phong ra quy củ là môn nhân của Võ Đang khi hành tẩu giang hồ tuyệt không được giao đấu với môn hạ của phái Nga My.

Quy củ đó trên thực tế đã được hai bên tôn trọng hữu hảo trong suốt 70 năm.

Cho đến một ngày nọ đương kim trưởng môn phái Nga My lúc bấy giờ là cô gái xinh đẹp Chu Chỉ Nhược đã tuyên bố giữa đám đông quần thần là từ nay hai bên ơn nghĩa đã trả, không còn nợ gì nhau nữa. Vậy nên môn hạ của phái Nga My cóc sợ gì mà không dám đánh môn hạ của phái Võ Đang. Khi nghe nàng nói như vậy, các cao nhân trưởng lão của Võ Đang đã há họng sửng sốt!

Vì sao có chuyện Tiểu Long Nữ phũ phàn tuyên bố như vậy, xin chờ xem hồi sau sẽ tỏ. He he. 


Chưởng môn Nga My Chu Chỉ Nhược tuyên bố từ nay Nga My cứ tỷ đấu với Võ Đang, ơn nghĩa không còn nữa. Vì sao vậy?


--------------



----------------

Có thể bạn đã quên hoặc chưa biết ?!

No comments:

Post a Comment