Monday, October 27, 2014

Truyền thuyết về loài hoa Trà

Cát Tường

Hoa Trà là loài hoa mà Kim Dung đặc biệt yêu thích và rất nhiều lần nhắc đến trong các tác phẩm kiểm hiệp của ông. Chẳng hạn như trong Anh hùng xạ điêu, Kim Dung ví Hoàng Dung xinh đẹp và mong manh như một đóa bạch trà khi nàng và Quách Tĩnh gặp nhau sau biết bao cách trở ở cuối truyện. 

Đặc biệt, trong tác phẩm Thiên long bát bộ, Kim Dung còn dành hẳn hơn một chương (hồi), để nói về thú chơi hoa trà của Vương phu nhân. Người phụ nữ này đã mê hoa trà đến mức dồn không biết bao nhiêu công sức, tiền bạc, sưu tầm khắp nơi đem về trồng nguyên một đảo toàn là hoa trà và đặt tên nơi đây là Mạn Đà trang (tức là trang viên hoa Trà). Điều thú vị là người phụ nữ xinh đẹp này tuy rất mê hoa trà nhưng lại không có kiến thức đầy đủ về hoa Trà. Vì vậy, khi biết Đoàn Dự là người có hiểu biết tinh thông về hoa Trà, thì thay vì giết chết chàng - như bao người khác có mang họ Đoàn và người nước Đại Lý, theo một thứ "luật" mà bà tự định ra, bà ta đã đành phải bấm bụng nhún nhường, bày yến tiệc khoản đãi chàng, chỉ để mong được nghe anh chàng mọt sách này bình bàn, nói về cái hay, cái tinh túy của những loại danh trà.

Qua đó, người đọc có cơ hội biết thêm những thông tin, kiến thức rất thú vị về hoa trà, từ cái tên, cho đến đặc tính, chủng loại, màu sắc ... và đặc biệt là một số loài danh trà rất quý hiếm!

Quý vị hãy click vào đây để xem hồi truyện đặc sắc này:

Hồi 30: Chơi Hoa Ðã Dễ Mấy Người Biết Hoa

Còn bài viết dưới đây thì nói về nguồn gốc và những thông tin bổ ích, không kém phần thú vị của loài hoa này.  Trước khi đọc, Việt kiếm hiệp mời quý vị cùng ngắm dung nhan một số loài hoa trà mà chúng tôi sưu tầm được.














-----------------------

Một ngày rất xa trong dĩ vàng, linh mục Kamêli được phái tới Nhật Bản để truyền đạo. Vài năm sau, vị tu sĩ già từ Nhật Bản trở về Châu Âu ông mang theo về một chậu hoa mà ai cũng phải trầm trồ. Kamêli đặt tên nó là Hoa Đơriađa nhưng người đời không thể nhập tâm được một cái từ khó đọc như vậy nên đã gọi tên hoa bằng tên vị linh mục: Camellia - Hoa Trà mi. Loài hoa này còn được biết đến dưới tên gọi Hoa - hồng - Nhặt Bản. 

Trong ngôn ngữ của loài hoa, hoa trà mang ý nghĩa là "sự duyên dáng nhất" cũng như là "Trái tim anh đã thuộc về em".

Ở Đà Lạt (Việt Nam), hoa trà mi (Camellia japonica, họ Theaceae) có 2 giống mang 2 màu khác nhau: trắng và đỏ. Cánh hoa rất mảnh khảnh. Hoa kép, giống như hoa chè. So với các loài hoa khác, hoa trà mi không đẹp lắm nhưng được biết đến nhiều qua các câu thơ trong truyện Kiều:

"Tiếc thay một đóa trà mi, 
Con ong đã tỏ đường đi, lối về! 
Chim hôm thoi thóp về rừng. 
Đóa trà mi đã ngậm trăng nửa vành" 

Và tên một quyển tiểu thuyết nổi tiếng của Alexandre Dumas con: Trà hoa nữ (La dame aux camélias).

Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật Bản là những xứ sở quê hương của loài hoa này. Hoa Trà thường được đưa vào văn học nghệ thuật phương Đông. Đặc biệt, chúng đã có vai trò nổi bật trong tác phẩm Trà Hoa Nữ ( The Lady of the Camellias ) , trong đó người nữ nhân vật chính đã bày tỏ cảm nghĩ của nàng cho những kẻ theo đuổi nàng bằng cách đeo hoa Trà màu đỏ....

Hoa Trà đỏ tượng trưng cho sự đáng yêu tuyệt vời, còn hoa Trà trắng mang ý nghĩa sự xuất sắc không giả tạo. Tác phẩm nổi tiếng Trà Hoa Nữ đã góp phần mang lại sự nổi tiếng cho tác giả Alexandre Dumas, tiểu thuyết gia và kịch tác giả Pháp thế kỷ XIX, đồng thời gợi nhớ đến một loài hoa từng làm say đắm bao người. Người Pháp xem hoa Trà như là biểu tượng cho sự chung thủy.

Camellia, thuộc họ nhà Trà. Trong tiếng Việt người ta thường gọi Camellia là Trà, Trà Mi, Trà Nhật Bản. Gọi là Trà Nhật Bản là vì loài này sống nhiều ở khắp nơi, trải dài từ Bắc Ấn, Himalayas, sang Trung Quốc, Nhật Bản và kéo dài xuống tận Sumatra, Indonesia nhưng đặc biệt phát triển & nhân rộng giống tại Nhật Bản. Và Trà Nhật Bản (Camellia Japonica) cũng là loài được đặt tên sớm nhất trong hơn 250 loài Camellia.

Camellia thân gỗ, cao tối đa khoảng 20m (cổ thụ). Ở Hoa Kỳ, Camellia rất được ưa chuộng để trồng làm cây cảnh cho mùa Đông. Vì cây xanh quanh năm, và nở hoa vào cuối Đông đầu Xuân. Tùy theo thổ nhưỡng của vùng, Camellia nở hoa sớm vào cuối tháng 12 đến đầu tháng Giêng. Mùa nở hoa thông thường từ tháng Giêng đến đầuTháng Ba, và những cây nở muộn sẽ cho hoa vào giữa tháng Ba.

Camellia thường có 3 tông màu: trắng, hồng và đỏ. Có cả màu vàng nhưng rất hiếm. Cây màu trắng cũng là cây nở hoa sớm, vào cuối tháng 12.

Quả Camellia hổng có ăn được. Chứa toàn hạt cứng. Khi quả già, rụng xuống đất, nếu gặp điều kiện thích hợp và nảy mầm, đâm chồi, mọc thành cây con. Ở một vài nước mà đặc biệt là Nhật, người ta nghiên cứu & sử dụng dầu ép từ hạt Camellia để làm ra nhiều sản phẩm, có thể kể đến như sau:

- Camellia Oil: dầu Camellia bán rất nhiều ở các siêu thị tại Nhật & Hoa Kỳ (mấy nước khác bạn H chưa thấy qua nên không dám liệt kê). Camellia oil thuộc dạng “dầu ngọt”, được giới thiệu là có khả năng ngăn chặn tình trạng xơ cứng động mạch, giảm cholesterol,…tốt hơn cả dầu

- Dầu chiết xuất từ hạt Camellia còn được dùng trong điều chế mỹ phẩm như là: phấn, phấn phủ trên giấy thấm dầu, xà bông tắm chống khô da trong mùa Đông, dầu gội đầu dưỡng da & làm mềm mượt tóc,..v.v…

- Và người ta còn dùng gỗ Camellia để làm lược chải tóc, nghe nói là giảm lượng tóc gãy rụng!!!

Tuy nhiên, loài Camellia cho ra tinh dầu ưu việt nhất, không phải nằm ở Alabama mà được trồng tại đảo Toshima, Nhật Bản. Toshima, 1 đảo nhỏ nằm trong chuỗi đảo Izu, nằm về phía Nam Tokyo. Hàng năm, khoảng từ tháng 11 đến tháng Ba, có rất nhiều du khách bắt phà hoặc đi trực thăng từ đảo Izu Oshima bay đến Toshima để ngắm màu đỏ rực của Camellia nở khắp trên đảo.

Các nhà khoa học Việt Nam vừa phát hiện một quần thể trà hoa vàng, loài cây có giá trị kinh tế và y dược cao rất quý hiếm tại một cánh rừng thuộc thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Đây là quần thể trà hoa vàng thứ ba được phát hiện tại tỉnh Lâm Đồng, sau hai quần thể trà hoa vàng ở huyện Đạ Huoai và Vườn quốc gia Cát Tiên. Những phát hiện này có ý nghĩa lớn đối với công tác bảo tồn loài này vì trà hoa vàng là loài quý hiếm, có giá trị y dược cao.

Theo TS. Trần Ninh, ĐHKH Tự nhiên – ĐHQGHN, Camellia Dormoyana – loài trà hoa vàng đầu tiên của thế giới được phát hiện ở Lâm Đồng vào đầu thế kỷ XX.

Được biết, trà hoa vàng mới chỉ được phát hiện ở Việt Nam và Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc đã xây dựng Vườn Camellia Quốc tế; trồng nhân tạo vùng trà hoa vàng nguyên liệu rộng hàng chục hécta; nghiên cứu thành công các chế phẩm và sản xuất, xuất khẩu hàng loạt dược liệu và thực phẩm chức năng làm từ trà hoa vàng như Superior tea, Golden Camellia… Một chai Golden Camellia trị giá khoảng 4,76 triệu đồng Việt Nam.

Trong khi đó, chúng ta mặc dù đã phát hiện trà hoa vàng gần một thế kỷ nhưng đến nay công tác bảo tồn chưa được chú ý, việc nghiên cứu ứng dụng hầu như còn bỏ ngỏ. TS. Ninh khuyến cáo không chỉ 2 loài trà hoa vàng có tên trong Sách đỏ Việt Nam mà hàng chục loài trà hoa vàng khác đều đang trong tình trạng nguy cấp. Trước mắt, chủ yếu là bảo tồn tại chỗ, đồng thời nghiên cứu di thực về trồng khảo nghiệm tại Đà Lạt, vườn Quốc gia Tam Đảo… Về lâu dài, cần tập trung nhân giống để trồng với qui mô lớn.

Hoa sơn trà cánh lá thường xanh, hoa to đẹp, vẫn dùng làm cây cảnh. Có hàng nghìn giống sơn hà, hoa màu vàng kim và gọi là Trà hoa vàng.

Trà hoa vàng là cây thân gỗ nhỏ, thường xanh, cao khoảng 2-5m, cành thưa, vỏ cây màu vàng xám nhạt, họ sơn trà (Theaceae). Lá đơn mọc cách, dài hẹp hình tròn. Hàng năm cứ đến tháng 4 – tháng 5 đâm lộc, ra lá mới, sau 2-3 năm lá già  mới rụng. Tháng 11 bắt đầu nở hoa, hoa kéo dài đến tháng 3 năm sau. Hoa mọc ở nách lá mới mọc riêng lẻ. Màu vàng kim có sáp bóng, đẹp mắt, long lanh khiến con người cảm giác nửa trong suốt. Đường kính hoa 5-6cm, dạng cốc hoặc bát, thế hóa đa dạng và kiều diễm.

Trà hoa vàng ưa khí hậu nóng ẩm, thường mọc ở nơi đất tơi xốp bên bờ suối có bóng râm, thoát nước tốt. Phạm vi phân bố tự nhiên rất hẹp, chỉ thấy mọc hoang ở vùng đồi gò 100-200m, huyện Ung Nhinh – Nam Ninh – Quảng Tây – Trung Quốc. Thuộc loại cây bảo hộ cấp I của Trung Quốc.

Trà hoa vàng có giá trị kinh tế và y dược rất cao. Lá có thể pha uống, làm thuốc chữa kiết lỵ và rửa vết thương, lở loét, cũng có thể dùng làm màu thực phẩm. Gỗ cứng có thể làm đồ dùng gia đình và hàng mỹ nghệ.

No comments:

Post a Comment