Saturday, March 29, 2014

Nga Mi

Hoa Văn biên soạn

Nga My là một môn phái lớn trên chốn giang hồ (có thật ngoài đời), môn đồ chủ yếu là nữ nhân. Môn phái Nga My được nhắc tới trong nhiều tác phẩm kiếm kiệp của Kim Dung, nhưng đặc biệt là trong tác phẩm Ỷ thiên đồ long ký. Trong Ỷ thiên đồ long ký, đề cập đến việc Nga Mi được sáng lập ở phần đầu truyện bởi sư tổ là Quách Tương - con gái thứ của cặp anh hùng đại hiệp Quách Tĩnh - Hoàng Dung.  

Quách Tương là người sáng lập ra môn phái Nga Mi

Quách Tương chính là người có tình yêu đơn phương với Thần điêu đại hiệp Dương Quá (trong tác phẩm Thần điêu hiệp lữ).

Trong phần đầu tác phẩm Ỷ thiên đồ long ký, Quách Tương sau khi lên núi Thiếu thất đến Thiếu Lâm Tự dò la tin tức của Dương Quá và Tiểu Long Nữ không được lòng thấy buồn chán, ngẩn ngơ.

Tiếp đó, Quách Tương tình cờ phải cùng trốn chạy với sư Giác Viễn và đệ tử của Giác Viễn là cậu bé Trương Tam Bảo khỏi Thiếu Lâm Tự, do môn nhân phái Thiếu Lâm phát hiện Giác Viễn đã lén học võ công từ lúc nào mà không ai hay biết, vi phạm môn quy.

Sau đó, Quách Tương bỏ đi và sáng lập ra môn phái Nga My. Còn Trương Quân Bảo thì sáng lập ra môn phái Võ Đang, đồng thời đổi tên thành Trương Tam Phong. Trương Tam Phong cũng là người sáng tạo 2 môn võ là Thái Cực Quyền và Thái Cực Kiếm.

Cũng chính từ nguồn gốc ơn nghĩa như vậy, nên hai phái Nga My và Võ Đang có quy ước là không giao chiến với nhau, luôn giữ hòa hữu. Tuy nhiên ở vào cuối truyện, trưởng môn Nga My là Chu Chỉ Nhược vì căm ghét Trương Vô Kỵ đã nói là "từ nay ơn nghĩa giữa Nga My và Võ Đang không còn nữa".

Theo tiểu thuyết, thì phái Nga My hầu như thu nạp toàn là nữ nhân. Và những người giữ chức vụ quan trọng như chưởng môn đều phải phải là trinh nữ . (Thể hiện qua dấu thủ cung sa ở cánh tay).

Trong tác phẩm Ỷ thiên đồ long ký:

Những chưởng môn của Nga My theo thứ tự là:

Quách Tương (sư tổ sáng lập)

Phong Lăng sư thái - đời thứ 2

Diệt Tuyệt sư thái - đời thứ 3

Chu Chỉ Nhược - đời thứ 4. 

Thảy đều là những mỹ nhân, trinh nữ.

Bốn câu thơ sau đây là nói về Nga My:

"Thủ như tam xuân dương liễu
Bộ như bãi phong Hà diệp
Xuất thủ tựa thiểm điện
Phát lực như lôi đình"

(Tay mềm như liễu xuân,
Bước nhẹ như lá sen trong gió,
Ra tay nhanh như ánh chớp,
Mà lực mạnh tựa lôi đình).

Trong Ỷ thiên đồ long ký, khi Diệt Tuyệt sư thái giao lại chức chưởng môn cho cô gái nhỏ xinh đẹp Chu Chỉ Nhược, đã đề cập đến bí mật của môn phái Nga My - liên quan đến hai món vũ khí có thể xem là báu vật và lừng danh trên chốn giang hồ là kiếm Ỷ thiên và đao Đồ long.

Theo đó, sư tổ Quách Tương vốn là con gái út của đại hiệp Quách Tĩnh. Năm xưa Quách đại hiệp danh chấn thiên hạ, trong đời có hai môn tuyệt nghệ, một là binh pháp hành quân chiến đấu, hai là võ công. Quách phu nhân Hoàng Dung nữ hiệp cực kỳ thông minh cơ trí, bà thấy thế của quân Nguyên quá lớn, thành Tương Dương rồi cũng sẽ không giữ được, hai vợ chồng quyết tâm lấy cái chết để đền nợ nước, ấy là biết không làm được đành giữ tấm lòng son tận trung, nhưng nếu vì thế mà tuyệt nghệ của Quách đại hiệp bị thất truyền, không đáng tiếc lắm hay sao?

Vì thế, Hoàng Dung đã gọi các thợ đúc lành nghề, lấy thanh huyền thiết trọng kiếm của Dương Quá Dương đại hiệp tặng cho Quách tổ sư của bản phái nấu chảy ra, lại thêm thép ròng của người Tây phương đúc thành một thanh đao Đồ Long, một thanh Ỷ Thiên kiếm. Trước khi đúc đao rèn kiếm, Hoàng nữ hiệp cùng Quách đại hiệp hai người để ra một tháng, chép hết võ công và binh pháp tinh yếu, chia ra giấu trong hai thanh đao và kiếm. Trong đao Đồ Long cất giữ binh pháp, cái tên Đồ Long ý muốn người sau học được binh thư trong đao có thể đuổi được Thát tử, giết được hoàng đế Mông Cổ. Còn trong kiếm Ỷ Thiên thì cất giữ võ học bí cấp, trong đó hai môn quí giá nhất gồm có một bộ Cửu Âm Chân Kinh và một bộ Hàng Long Thập Bát Chưởng chưởng pháp tinh nghĩa.

Trải qua bể dâu cả trăm năm, người đời sau chỉ biết đao Đồ Long là võ lâm chí tôn, chỉ có kiếm Ỷ Thiên mới đương cự nổi, thế nhưng vì sao mà tôn quí hơn hết thì không ai biết cả.
.............

Nga Mi cũng là một môn phái có thật ngoài đợi, đóng ở núi Nga Mi. Núi Nga Mi, cao 3.099 m, là một trong bốn ngọn núi danh thắng được gọi là Tứ đại Phật giáo danh sơn ở tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc. Đây cũng chính là ngọn núi xuất phát lịch sử võ thuật của một môn phái võ đã đi vào huyền thoại lịch sử võ thuật Trung Hoa.

Có nguồn tin nói rằng võ phái Nga Mi có nguồn gốc từ chùa Thiếu Lâm Tung Sơn, Hà Nam do các sư tăng của Thiếu Lâm đến núi Nga Mi hoằng dương Phật pháp vào khoảng từ triều nhà Đường và phát triển mạnh từ thời nhà Nguyên đến thời nhà Minh. Cho đến nay nguồn gốc của Nga Mi võ phái vẫn chưa có ai biết được sư tổ sáng lập ra môn võ này là ai, có lẽ đây là môn phái có nhiều người sáng tạo trải qua nhiều thế hệ do tính chất phong phú đa dạng và không nhất quán về đường lối kỹ pháp của nó nhất trong các phái võ miền Bắc Trung Hoa.

Theo tài liệu của Giáo sư Vũ Đức ghi rằng: "Vào thời vua Minh Tuyên Tôn (1426) tại núi Nga Mi, thuộc tỉnh Tứ Xuyên, võ phái Nga Mi được sáng lập, do nữ sáng tổ Chu Tú Anh, xuất thân từ dòng họ Chu gia giỏi võ, danh tiếng nhiều đời, tại tỉnh Sơn Đông, Hoa Bắc. Thuở nhỏ, vì cha mất sớm, hai anh em Chu Đức Kiệt và Chu Tú Anh được chú ruột, Chu Đức Võ Thượng Nhân, nuôi dưỡng và truyền dạy võ nghệ rất cẩn thận".

-------------------------------




No comments:

Post a Comment