Trang

Saturday, May 19, 2018

Nhà văn Kim Dung trả lời bạn đọc 25 câu hỏi thú vị

Cây đại thụ Kim Dung đã gặp gỡ giao lưu và trả lời phải đến hàng ngàn câu hỏi xung quanh các tác phẩm và nhân vật tuyệt vời của ông. 25 câu hỏi và trả lời của ông dưới đây sẽ giúp các fan có thêm một số thông tin thú vị.

<< Kim Dung cho rằng anh chàng Vi Tiểu Bảo (trong Lộc Đỉnh Ký) có khinh công cao nhất (chứ không phải là Đoàn Dự với Lăng Ba Vi Bộ nhé), đó bạn vì sao? 




Hỏi 1: Xin hỏi "Đế Cương Tranh Hùng Ký", "Kiếm Thần Truyện" của những hơn 30 năm về trước có phải là những tác phẩm trong giai đoạn đầu của ngài không?

Kim Dung trả lời: Không phải thế.

Hỏi 2: Nếu phi thuyền vũ trụ mời ngài đi vào không gian một chuyến, nhưng chỉ được phép mang theo một cuốn sách thì ngài sẽ chọn tiểu thuyết võ hiệp của mình chứ? Nếu có, thì đó là cuốn nào?

Kim Dung trả lời: Tôi sẽ không chọn tác phẩm của mình đâu, tự mình xem tác phẩm của mình thì còn gì thú vị. Chỉ có thể mang theo một cuốn hử ? Vậy thì đó là William Shakespeare toàn tập.

Hỏi 3: Tác phẩm của ngài hầu như đều được chuyển thể thành phim, nhưng đại đa số đều không nhận được những lời phê bình hay. Bởi lẽ nguyên tác và kịch bản có rất nhiều khác biệt. Tình tiết và tính cách nhân vật bị cải biên hoàn toàn khác hẳn. Xin hỏi Kim Dung tiên sinh có khi nào sẽ đích thân ra tay, làm giám chế cho một vài bộ phim? Đây cũng có thể xem là một kiểu cách lý giải khác của ngài đối với những sở tác của bản thân.

Kim Dung trả lời: Đích thân làm giám chế thì không nổi đâu. Có làm thì cùng làm với biên kịch, đạo diễn. Như thế mới có thể vẹn toàn được.

Hỏi 4: Con là một đứa bé 19 tuổi sắp phải thi lại, trong lòng luôn suy nghĩ, tìm tòi về con đường cho cuộc sống tương lai. Tiểu thuyết của ngài khiến cho con có hi vọng, có thất vọng về nhân tính. Tiểu thuyết chưa nhất thiết phải ám chỉ ai, nhưng thường thường xuất hiện những tình huống trùng hợp với hiện thực. Bởi vì tác phẩm của ngài cho con nhiều cơ hội được tự suy nghĩ về bản thân. Mà con muốn hỏi ngài một điều phải chăng là văn tập nhất thiết phải oán đời trách người? Nếu như chỉ viết những chuyện phong hoa tuyết nguyệt, cảm tính trữ tình thì chẳng có gì hay ho, chẳng có ích lợi gì đối với đời sống xã hội. Văn tập như thế, phải chăng là chi bằng không viết. Xin ngài cho con biết cách nhìn nhận của ngài?

Kim Dung trả lời: Không hẳn là thế. Một bộ phận văn tập sẽ nói về đạo lý, bộ phận khác sẽ đề cập đến tình cảm. Nếu tất cả các văn tập đều nói đạo lý thì chẳng còn gì thú vị nữa. Vẫn cần một số tình tiết nói về tình cảm.

Hỏi 5: Ngài có từng học qua võ công hoặc giả như là từng giao du với cao thủ võ học? Bằng không sao ngài lại có thể viết ra nhiều tác phẩm võ hiệp xuất sắc như vậy?

Kim Dung trả lời: Tôi chưa từng học võ, cũng chưa từng giao du với người trong võ lâm. Cái đấy chẳng quan trọng. Cũng như viết về nữ nhân đâu nhất thiết phải là nữ nhân mới viết được, viết về kĩ nữ thì cũng đâu cần phải là kĩ nữ. Đọc nhiều sách, quan sát nhiều, lĩnh hội nhiều là được.

Hỏi 6: Ngài có đả tọa tu luyện nội công không?

Kim Dung trả lời: Không có.

Hỏi 7: Cách nghĩ của ngài về cái chết là gì?

Kim Dung trả lời:
Tôi khá tin vào thuyết pháp chuyển thế sau khi chết của Phật giáo. Nhưng cũng không tin tuyệt đối.

Hỏi 8: Trong cuộc sống hiện đại, đối với ngài thì quan trọng nhất là gì?

Kim Dung trả lời: Những người tôi yêu thương đều đối với tôi rất tốt, tôi cũng đối tốt với họ.



Quách Tương, nhân vật nữ được yêu mộ bậc nhứt. Nàng là con gái của Hoàng Dung - Quách Tĩnh và là người sáng lập môn phái Nga My 

Hỏi 9: Sao mỗi lần ngài tới Đài Loan lại chỉ có 5, 6 ngày. Ngài có thể sắp xếp một lộ trình riêng dành cho độc giả Kim Dung, làm những buổi diễn thuyết lưu động bắc trung nam được không?

Kim Dung trả lời: Hiện nay tôi rất bận. Nếu có thời gian thì rất hi vọng có cơ hội như vậy.

Hỏi 10: Thấy fan Kim Dung có rất nhiều người rất là có vấn đề. Cảm nhận của ngài thế nào ? Ngài có thấy phiền không? Không sao đâu, ngài cứ nói thẳng.

Kim Dung trả lời: Tôi rất vui, thấy không có gì phiền cả.

Hỏi 11: Ngài có vị độc giả nào là tri giao không ? Nếu như độc giả viết thư cho ngài thì ngài sẽ hồi đáp chứ?

Kim Dung trả lời: Có chứ. Phó tổng biên tập của Trung Quốc thời báo Tô Đẳng Cơ là một trong số đó. Tôi rất hi vọng có thể tự thân hồi đáp, nhưng mà tôi rất bận, không thể trả lời từng thư một được. Nhưng mà tôi rất lấy làm vui khi có độc giả viết thư gửi tới.

Hỏi 12: Ngài có từng bị fan cuồng làm phiền không?

Kim Dung trả lời: Tôi có rất ít kinh nghiệm trong việc bị độc giả làm phiền. Đại loại là viết rất nhiều thư, chỉ có thế thôi.

Hỏi 13: Ngài học thức uyên bác, danh lợi đều có, trong xã hội lại được kính trọng. Vậy thì hiện tại ngài có còn sợ điều gì không?

Kim Dung trả lời: Sợ nhiều thì không có. Sợ ít thì sợ độc giả không còn ham hố gì Kim Dung nữa (cười híp mắt). Ngoài ra tôi sợ thân nhân, bằng hữu ra đi (chết). Nhưng đối với bản thân tôi thì cái chết không có gì đáng sợ.

Hỏi 14: Ngài có dùng máy vi tính không?

Kim Dung trả lời: Tôi không dùng, căn bản là đối với máy vi tính tôi có chút phản cảm. Nhưng lâu lâu vẫn có dùng đến, đại loại là lúc ghi chép một số dữ liệu tiếng Anh mới dùng, hoặc là chơi cờ vây, mua sách mà thôi. Những lúc khác tôi đều không động đến.

Hỏi 15: Trong Thiên Long Bát Bộ, giữa Kiều Phong, Hư Trúc, Đoàn Dự và Tảo Địa Tăng thì ai có võ công mạnh nhất? Bao gồm tuyệt kĩ, nội lực, kinh nghiệm chiến đấu.

Kim Dung trả lời: Tảo Địa Tăng mạnh nhất

Hỏi 16: Tên gọi các chiêu thức võ công, tên gọi nhân vật vì đâu mà đặt?

Kim Dung trả lời: Lúc nghĩ cách đặt tên, tính cách và bối cảnh xuất sinh của nhân vật đều có sự liên quan đến tên. Còn tên gọi các chiêu thức võ công thì có liên quan đến nền tảng học vấn của nhân vật. Nếu nhân vật có nền tảng học vấn cao, tôi đặt tên gọi thâm hậu.

Hỏi 17: Vì sao trong các tiểu thuyết của ngài, nam chính hầu như là có tư chất đần độn ngốc nghếch. Ngay cả Vi Tiểu Bảo thô lỗ, vô thuật bất học như thế lại giành được sự coi trọng của nhiều cô gái. Phải chăng là ngài muốn biểu đạt tâm thái gì đó? Cái này có liên quan gì đến bối cảnh sinh trưởng của ngài không?

Kim Dung trả lời: Chẳng liên quan gì nhiều. Nam chính trong các tiểu thuyết của tôi cũng chẳng phải tư chất đần độn. Chỉ là tôi khá thích khuôn nhân vật nhìn bề ngoài thì có vẻ ngốc nghếch nhưng thực ra lại rất thông minh. Tôi không thích mẫu nam nhân hay khoác lác khoa trương.

Hỏi 18: Minh giáo trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký, thời đó có thật là có giáo này? Nếu có thì Chu Nguyên Chương là một trong nhiều thủ lĩnh của giáo ư?

Kim Dung trả lời: Có chứ. Lúc đó Chu Nguyên Chương lợi dụng Minh giáo nhằm lật đổ triều Nguyên. CNC lúc đó là đầu lĩnh của Hồng Quân - Minh giáo. Nhưng lúc viết truyện, vì sợ làm cho nhiều người nhầm lẫn với Hồng Quân của đảng cộng sản nên tôi không đề cập tới.

Hỏi 19: Trong các loại khinh công thân pháp, ngài cho rằng vị nào có khả năng chạy nhanh, chạy xa tốt nhất?

Kim Dung trả lời: Đó là Vi Nhất Tiếu. Tôi cho rằng khinh công của y là lợi hại nhất

Hỏi 20: Trong 14 bộ tiểu thuyết của ngài, hầu hết đều đề cập tới kiếm thuật. Xin hỏi vì sao ngài lại đề cập ít về đao thuật như thế?

Kim Dung trả lời: Theo lẽ thông thường, kiếm vẫn cao cấp hơn là đao. Nhưng mà lúc Hồ Nhất Đao đánh nhau với Miêu Nhân Phượng, đao thuật của hắn có mạnh hơn.

Hỏi 21: Võ công được ghi chép trong Quỳ Hoa Bảo Điển, rốt cục là kiếm thuật hay là nội công?
Kim Dung trả lời: Tôi cho là kiếm thuật lấy nội công làm chủ

Hỏi 22: Dương Quá có luyện thành Độc Cô kiếm pháp hay không? Rốt cục cảnh giới võ công của Dương Quá đến đâu?

Kim Dung trả lời: Chỉ một phần thôi. Bởi vì những gì Độc Cô Cầu Bại lưu lại đều không hoàn chỉnh. Thế nên kiếm pháp của Quá không quá mạnh. Nhưng nội công thì trên Lệnh Hồ Xung.

Hỏi 23: Tiếu Ngạo Giang Hồ là thời đại nào? Trong sách hình như chưa từng nhắc tới.

Kim Dung trả lời: Có một số độc giả nghiên cứu được đó là Minh triều. Nhưng lúc sáng tác tôi không viết về triều đại, bởi vì chỉ cần không đề cập tới giới quan lại, chuyện bối cảnh triều đại không quá quan trọng.

Hỏi 24: Trương Thúy Sơn và Ân Tố Tố lấy nhau, ở chung với nhau trên Băng Hỏa đảo 10 năm. Vì sao lại chỉ sinh được một mình Trương Vô Kỵ? Lẽ nào thời ấy kĩ thuật tránh thai đã tiến bộ đến vậy ? Dẫu là vì để cho phù hợp với tình tiết kịch bản, nhưng cũng không hợp lý. Ngài có thể lý giải điều này được không?

Kim Dung trả lời: Vấn đề này, nếu nói một cách đơn giản thì đó là Ân Tố Tố không tái sinh. Còn vì sao lại không tái sinh ? Trong sinh vật học thường có một cách giải thích đó là nếu hoàn cảnh sinh trưởng không tốt, động vật sẽ giảm thiểu khả năng sinh đẻ. Thí dụ như thời tiết quá hàn lạnh, loài động vật gấu trắng cũng sẽ không thể sinh đẻ được nhiều. Sự sinh sản của động vật xứ lạnh không hề dễ dàng. Miền nhiệt đới thì có hơn. Ân Tố Tố sinh sống trên Băng Hỏa đảo là miền lạnh, cho nên khả năng sinh đẻ của cô ta tự nhiên sẽ bị ảnh hưởng.

Hỏi 25: Quỳ Hoa Bảo Điển (Tịch Tà Kiếm Pháp) và Độc Cô Cửu Kiếm mà tương đấu thì bên nào sẽ thắng?

Kim Dung trả lời: Độc Cô Cửu Kiếm phải hơn chứ !

......
Tác giả Kim Dung

No comments:

Post a Comment