BẠCH Y NGŨ BÚT
Lý do là vì nàng mồ côi mẹ từ khi mới lọt lòng. Thui thủi ở với người cha tuy rất thương con, nhưng tính khí quái đản và cổ quái ngoài đảo xa (đảo Đào Hoa), ông lại không dạy dỗ gì cho con gái yêu cái chuyện tế nhị ấy, nên Hoàng Dung rất ngây thơ, trong sáng như cây cỏ và có hầu như không biết gì về chuyện tình dục nam nữ. Ngay cái luật tục cơ bản là “nam nữ thụ thụ bất thân” nàng cũng chẳng biết luôn, cứ vô tư bá cổ quàng vai Tĩnh ca ca mà chẳng thấy ngại.
-----------------------------
Bài liên quan:
Châu Tấn
Hoàng Dung
Hoàng Dung đã bị Quách Tĩnh hạ gục, lấy mất trái tim như thế nào?
Châu Tấn: nàng Hoàng Dung với vẻ đẹp trong sáng, ngọt ngào và gợi cảm 1.0
Tóm tắt Anh hùng xạ điêu
Đọc truyện Anh hùng xạ điêu
----------------------
Khi mới quen Quách Tĩnh, với suy nghĩ sau này sẽ là vợ, sống chông một chỗ và đi theo Quách Tĩnh suốt đời, nên Hoàng Dung vô tư ở chung, ngủ chung cùng phòng với Quách Tĩnh. Nàng chẳng biết hay để ý gì đến chuyện chung đụng nam nữ. May mà Quách Tĩnh cũng thuộc dạng nam tử khù khờ, nhút nhát và cũng còn nhỏ tuổi ,nên giữa hai người … chẳng xảy ra chuyện gì!
Lần đầu Hồng Thất Công gặp, thấy hai người cứ quấn quít bên nhau, cứ tưởng hai y là hai vợ chồng. Bèn hỏi "là vợ chồng sao không ngủ chung?". Nhưng rồi lão phát hiện ra ngay nàng là khuê nữ - dưới con mắt của một cao thủ võ lâm. Nàng thì lờ mờ đoán rằng hẳn mình phải có đặc điểm gì đó nên người khác mới nghĩ mình không phải là vợ Quách Tĩnh. Nhưng rốt lại cũng chẳng hiểu vì sao.
Kế đó, Hồng Thất Công kể chuyện trong đám thuộc hạ của mình có kẻ làm "một việc xấu" là "phá trinh xử nữ". Hoàng Dung ngây thơ hỏi: Phá trinh xử nữ là gì? Thấy Hồng Thất Công nhất thời khó trả lời, nàng hỏi tiếp: "Phá trinh xử nữ là giết họ phải không?". Khi nghe Hồng Thất Công trả lời: " Không phải. Một cô gái bị làm nhục như thế, có lúc còn đau đớn hơn là bị giết, có người nói thất tiết là chuyện lớn, đói chết là chuyện nhỏ, chính là ý ấy". Thì Hoàng Dung ngơ ngác không hiểu, lại hỏi: "Là dùng dao cắt tai, cắt mũi họ à"? Tóm lại, là nàng chẳng biết trinh tiết của người thiếu nữ là cái chi chi. Hi.
Khiến, Hồng Thất Công phì cười mắng: - Phì, cũng không phải. Con nha đầu ngu ngốc, ngươi về nhà hỏi mẹ ngươi ấy.
Hoàng Dung nói: - Mẹ con chết lâu rồi.
Hồng Thất Công a một tiếng nói: - Tương lai ngươi cùng thằng tiểu tử ngốc này động phòng hoa chúc thì sẽ biết thôi.
Hoàng Dung đỏ mặt chẩu chẩu môi nói: - Người, người không nói thì thôi.
Lúc ấy mới biết đó là chuyện xấu hổ.
Chuyện khù khờ ngây thơ về kiến thức tình dục của Hoàng Dung lai rai trải khắp trong tác phẩm Anh hùng xạ điêu. Việc nàng nhiều lần thắc mắc, rồi vỡ lẽ và "tài lanh" che dấu lỗ hổng kiến thức về vấn đề tình dục khiến người đọc cảm thấy thích thú, tức cười và càng thêm yêu mến cô gái ngây thơ, mồ côi mẹ Hoàng Dung.
Thú vị nhất có lẽ là lần nàng bị trọng thương bởi thiết chưởng không thể qua khỏi, được Quách Tĩnh cõng lên núi tìm lên Nhất đăng đại sư để xin chữa trị, giải độc.
Trên đường lên núi, nàng cứ khư khư ôm cổ dính như sam để Quách Tĩnh cõng (thực ra thì cũng không khác được, vì nàng đã quá yếu sức. Nhưng nói chung trong xã hội bấy giờ, hành vi kiểu như vậy bị xem là không "chuẩn mực").
Khi đó, cả hai người đã phải nhiều phen gian truân dùng lực lẫn trí mới lần lượt vượt qua được cửa ải Ngư Tiều Canh Độc (bốn người đệ tử của Nhất Đăng đại sư). Đến người đệ tử cuối vốn là một trạng nguyên, thi thơ rất giỏi đã ra cái hẹn nếu nàng trả lời được 3 câu đố thì sẽ cho lên núi. Hoàng Dung vì quá thông minh đã thắng y một cách dễ dàng, đành để hai người lên núi. Xong rồi thấy nàng sao quá thông minh láu lỉnh, nên y nhịn không được, lại muốn chọc nàng mấy câu, bèn nói khích "cô nương văn tài tuy cao nhưng hành động thì có chỗ kém". Hoàng Dung bèn nói: "xin thỉnh giáo", khi nghe y nói đó là đã phạm vào điều cấm “nam nữ thụ thụ bất thân” - vốn là một quy tắc đạo đức trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ - Hoàng Dung cũng chẳng hiểu mô tê gì về cái quy tắc nọ (vì có ai dạy bảo nàng đâu!).
Chỉ là nàng bực bội nghĩ rằng "dù Tĩnh ca ca có tốt với mình thế nào, thì cũng không ai nghĩ y là chồng mình". Tại sao như vậy thì nàng không hiểu. Chỉ là vì trong tư duy non nớt của nàng, khái niệm "chồng" đơn giản là hai người nam nữ thân thiết với nhau - như nàng và Quách Tĩnh. Chứ nàng hoàn toàn không nghĩ đến cái chân giá trị nàng là một cô gái trinh nguyên, danh giá. Nên nàng cãi ngang, đưa ra cái lý luận theo kiểu "cưỡng từ đoạt lý" - vừa sắc sảo mà lại vừa tức cười. ( Xem đoạn trích 1 cuối bài viết này)
Sau khi lên tới núi gặp Nhất Đăng đại sư, Hoàng Dung được ông hết lòng dùng thủ pháp Nhất dương chỉ điểm huyệt khắp toàn thân, giải độc cứu nàng. (Ông phải trả giá bằng việc bị mất hết võ công trong vòng 5 năm). Sau đó, Nhất Đăng đại sư kể chuyện ngày xưa mình là vua ở xứ Đại Lý, đến việc lão ngoan đồng Chu Bá Thông tư thông (ngoại tình) với người vợ thứ của mình là Lưu Quý Phi (Anh Cô) dẫn đến việc Anh Cô có con. Nghĩ rằng chuyện vì sao hai người có con hiển nhiên ai cũng biết, nên thay vì nói Chu Bá Thông và Lưu quý Phi có quan hệ ngoại tình với nhau, thì ông nói hai người đã “gây ra một chuyện ầm ĩ không sao thu xếp được” làm Hoàng Dung rất tò mò, không hiểu chuyện "ầm ĩ" đó là chuyện gì. Nàng rất muốn hỏi, nhưng cố kìm lại.
Nhưng chỉ đến câu sau thì nàng không thể nào nhịn được, không kìm được bật hỏi “ mà chuyện ầm ĩ là chuyện gì? Sao mà không thu xếp được?”. Khi Nhất đăng giải thích "thì họ không phải là vợ chồng mà làm chuyện vợ chồng với nhau” thì Hoàng Dung vô tư nói: "À, thì ra họ sinh con". Hóa ra trong cái đầu nho nhỏ của nàng, nghĩ cứ là hai vợ chồng thì sinh con, như cha mẹ nàng sinh ra nàng. Chứ không hệ biết là phải có quan hệ tình dục, có thai chín tháng mười ngày thì mới sinh ra con. Hi hi.
Lại khi nghe Nhất Đăng Đại sư nói môn công phu điểm huyệt Nhất Dương Chỉ không thể truyền từ nam cho nữ, nàng hỏi: vì sao vậy? Nhất Đăng nói: " Thì nam nữ thụ thụ bất thân mà, ngươi nghĩ xem nếu không sờ tới, điểm tới huyệt đạo trên toàn thân, thì môn công phu này làm sao truyền được?" Hoàng Dung ngây thơ nói: "Vậy không phải người điểm huyệt đạo toàn thân của con sao?" ( ý chỉ việc trước đó Nhất Đăng đại sư đã điểm huyệt cứu thương cho nàng) khiến các đề tử của Nhất đăng đại sư một phen sửng sốt, cứ nghĩ là nàng khéo giả vờ. Khi Nhất Đăng cười giải thích vì "ngươi là con gái nhỏ, lại cần cứu mạng gấp, chuyện đó không cần nói nữa" thì Hoàng Dung nói : "Được thôi, cứ kể là thế đi".
Tóm lại là cuối cùng thì Hoàng Dung vẫn chưa hiểu được cái quy định "nam nữ thọ thọ bất thân" là cái chi chi! Vì chẳng có ai giải thích rõ ràng cho nàng.
Đến khi nghe Nhất Đăng đại sư giải thích đứa con do Anh Cô sinh ra không phải là con của mình, Hoàng Dung lại một lần nữa "mù mịt" chẳng hiểu mô tê ra làm sao - vì nàng thấy Nhất Đăng đại sư và Anh Cô là hai vợ chồng. Nhưng nàng vẫn tài lanh, nói "con biết rồi" - ra vẻ ta đây biết hết! Đến khi Nhất Đăng đại sư giải thích không phải là con mình là vì "Chuyện đó đâu cần phải thấy mới biết? Trong bấy nhiêu ngày ta không hề gần gũi với Lưu quý phi, đứa nhỏ tự nhiên không phải là con ta". Thì "Hoàng Dung như hiểu mà không hiểu, chỉ biết hỏi nữa thì có chuyện không hay, nên không nói tới nữa".
Tóm lại, là Hoàng Dung có một "lỗ hổng lớn" về kiến thức tình dục!
Hoàng Dung yêu thương Quách Tĩnh vô cùng. Tình cảm ấy vô cùng trong sáng, ngây thơ, theo sự mách bảo của con tim, xuất phát từ sự tin cậy, tin tưởng của nàng đối với Quách Tĩnh. Đời nàng đã nhiều phen vào sinh ra tử, vận dụng hết trí thông minh của mình để hỗ trợ, bảo vệ cho Quách Tĩnh. Trong tình yêu, nàng cũng hết lòng ra sức đấu tranh để giữ Tĩnh ca ca cho mình. Như việc nàng buộc Mục Niệm Từ phải lập thệ không được lấy Tĩnh ca ca, hay việc nàng quyết định sẽ trốn đi theo Quách Tĩnh vì nghĩ chàng sẽ thua cuộc trong cuộc thi kén rể với Âu Dương Khắc trên đảo Đào Hoa, hay việc nàng dùng trí thông minh bắt sống một tướng giặc, rồi "tặng" cho Quách Tĩnh dâng lên Thiết Mộc Chân (Thành Cát Tư Hãn) để lấy cớ xin hủy hôn ước với công chúa Hoa Tranh …vv.
Cách hiểu, cách nghĩ của Hoàng Dung về tình yêu rất ngây thơ và trong sáng. Điều này xuất phát từ bản chất con người nàng. Khi nghe Nhất Đăng kể chuyện về Lưu Quý Phi, với cảm nhận tinh tế của một phụ nữ thông minh, nàng biết ngay và vô tư khẳng định: “ Bá bá, trong lòng người rất yêu bà ta mà, người có biết không. Nếu không yêu thì không buồn bã lâu như thế?". Thật đúng tróc. Nhất Đăng đại sư im lặng thừa nhận. Nàng nói vậy vì nàng suy từ chính bản thân mình, nàng luôn rất nhớ, rất thương Quách Tĩnh. Trong lòng nàng lúc nào cũng chỉ có duy nhất Tĩnh ca ca. Chỉ có điều nàng còn quá trẻ (chỉ mới khoảng 15, 16 tuổi), cả hai còn trẻ, nên tình yêu của họ hầu như chưa nhuốm màu ân ái. Kể cũng lạ.
Một tình tiết thú vị khác là từ nhỏ Hoàng Dung đã sống trong tình thương của cha, với quan niệm bình đẳng nam nữ. Cha nàng (Hoàng Dược Sư) có thể nói là thương yêu vợ đến mức độ tôn sùng. Sau khi vợ qua đời, mặc dù còn trẻ nhưng Hoàng Dược Sư vẫn không tái giá, một lòng thờ kính thương nhớ vợ. Chính vì vậy, khi nghe Nhất Đăng đại sư nói có vẻ khinh rẻ về thân phận người phụ nữ ( "Một người đàn bà nhỏ mọn có gì lớn đâu") - thì Hoàng Dung nhất quyết phản đối, "Bá bá, người xem thường phụ nữ, mấy câu ấy thật bậy bạ quá". Đã mấy ai dám thẳng thắn như vậy?
Nhưng chuyện Hoàng Dung ngây thơ, vô tư để Quách Tĩnh cõng, việc hai người thường xuyên vi phạm "luật" nam nữ thọ thọ bất thân hoàn toàn không có nghĩa nàng là người dễ dãi hay "dốt nát", dễ để cho người khác có thể lợi dụng. Ngoài Quách Tĩnh ra, đố ai có thể đụng đến người nàng hay chọc ghẹo nàng. Hoặc là sẽ bị nàng sử dụng tấm áo giáp bảo bối (nhuyễn vị giáp) ngăn cản, hoặc nàng đích thân vung chưởng thẳng tay trừng trị kẻ dám "vô lễ" với mình. Chẳng hạn như Âu Dương Khắc, nhiều lần đã lợi dụng hoàn cảnh để mong được gần gụi, chiếm đoạt Hoàng Dung - đã bị nàng ra tay "độc ác", suýt khóc hận mấy lần. Không dám đâu, đừng có mơ nhé!
Tình tiết sexy nhất của đôi nam nữ Hoàng Dung – Quách Tích có lẽ là ở vào cuối truyện, khi Quách Tĩnh gặp lại Hoàng Dung sau bao biến cố, trên đỉnh Hoa Sơn. Khi đó, để làm lành với Quách Tĩnh vì một câu nói lỡ lời, Hoàng Dung nói: “ Thôi mình đừng nhắc đến chuyện cũ nữa. Từ bây giờ trở đi, nếu mà ngươi không bỏ rơi ta nữa, thì chúng mình sẽ suốt đời ở với nhau. Ta cho ngươi hôn một cái nè, được không?”. Nhưng khi đó “Quách Tĩnh đỏ mặt, lại không dám hôn nàng”.
Ôn chuyện xưa, nhớ hình ảnh người con gái ngây thơ trên chốn võ lâm giang hồ, lại nghĩ chuyện nay, thấy khác nhau một trời một vực. Bây giờ các bạn trẻ có vẻ quá thoáng và dễ dãi trong chuyện tình cảm, tình dục. Tỷ lệ phá thai ở tuổi vị thành niên ở Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới. Tất nhiên, không thể so sánh xưa với nay, nhưng theo tại hạ, nếu anh chàng nào có một người yêu mà "mù mờ" về tình dục như Hoàng Dung, thì quả cũng là trân quý vậy.
Hoàng Dung (do Châu Tấn đóng)
------------------------
Nếu có chút thời gian, mời quý vị đọc hai đoạn trích thú vị về cuộc đấu khẩu giữa người đệ tử của Nhất Đăng đại sư và cuộc nói chuyện giữa Nhất Đang Đại sự và hai người Quách – Hoàng cùng nhóm đệ tử của ông. Mới thấy hết được “lỗ hổng” về kiến thức tình dục của Hoàng Dung là khá lớn. Hi hi.
------------
Đoạn thứ nhất:
Thư sinh thấy y cõng Hoàng Dung vượt chỗ hiểm như đi trên đất bằng cũng thầm thán phục:
- Mình tự phụ là văn võ song toàn, nhưng thật ra văn thì không bằng tiểu cô nương này, võ thì không bằng thiếu niên này, xấu hổ ơi là xấu hổ.
Bên nghiêng mắt nhìn lại Hoàng Dung lần nữa, chỉ thấy nàng nghênh ngang đắc ý, nghĩ cô gái nhỏ này thắng được một vị trạng nguyên túc học nên không giấu được sự đắc ý nghĩ thầm:
- Mình cứ chọc ghẹo một phen để cô ta đừng đắc ý quá.
Lúc ấy bèn nói:
- Cô nương văn tài tuy cao, nhưng hành động thì có chỗ kém.
Hoàng Dung nói:
- Xin thỉnh giáo.
Người thư sinh nói:
- Trong sách Mạnh tử có câu: Nam nữ thụ thụ bất thân, đó là lễ vậy. Xem ra cô nương là một vị khuê nữ, lại hoàn toàn không phải là vợ chồng với tiểu ca này, tại sao lại để y cõng? Mạnh phu tử chỉ nói khi chị dâu chết đuối thì em chồng mới có thể nắm tay kéo lên. Cô nương đã không rơi xuống nước, lại không phải là chị dâu của tiểu ca đây mà ôm ôm ấp ấp, quả thật rất trái với lễ giáo.
Hoàng Dung nghĩ thầm:
- Hừ, Tĩnh ca ca có tốt với mình hơn, người khác cũng biết y không phải là chồng mình. Lục Thừa Phong Lục sư ca nói thế, vị trạng nguyên này lại cũng nói thế .
Lập tức chẩu môi một cái nói:
- Mạnh phu tử rất thích ăn nói bậy bạ, lời nói của y làm sao tin được.
Thư sinh tức giận nói:
- Mạnh phu tử là bậc đại thánh đại hiền, tại sao lại không tin được lời ông?
Hoàng Dung cười hề hề nói:
- Khất cái làm sao hai vợ được? Láng giềng liệu có mấy con gà? Đương thời thiên tử nhà Chu đó, Tề Ngụy sao lòng vẫn thiết tha.
Thư sinh càng nghĩ càng thấy đúng, ngẩn ra hồi lâu không đáp được.
Nguyên bài thơ ấy là của Hoàng Dược Sư làm, y chê bai Thang Vũ, coi thường Chu Khổng, đối với những lời thánh hiền truyền lại lúc rảnh rỗi lại bài bác mỉa mai, từng làm không ít thơ ca từ phú chế nhạo Khổng Mạnh. Sách Mạnh tử có chuyện nói người nước Tề có hai vợ mà đi xin cơm thừa canh cặn, lại nói có người mỗi ngày ăn cắp một con gà của người láng giềng, y bèn nói hai chuyện ấy là để lừa người. Hai câu cuối của bài thơ trên là nói vào thời Chiến quốc thiên tử nhà Chu vẫn còn, tại sao Mạnh tử không phụ tá vương thất mà lại đi gặp Lương Huệ vương, Tề Tuyên vương để cầu làm quan? Chuyện đó không khỏi có chỗ trái hẳn với đạo lý thánh hiền.
Thư sinh nghĩ thầm:
- Chuyện người nước Tề và chuyên trộm gà nguyên là ví dụ, không đáng để nói, nhưng hai câu sau cùng chỉ sợ dựng Mạnh phu tử dưới đất lên thì ông cũng khó mà tự biện hộ.
Lại nhìn Hoàng Dung một cái, nghĩ thầm:
- Còn nhỏ mà sao đã khôn ngoan quỷ quái như thế?
Lúc ấy không nói gì nữa, đưa hai người đi thẳng vào. Lúc đi qua ao sen, nhìn thấy lá sen dưới hồ, không kìm được lại nhìn Hoàng Dung một cái. Hoàng Dung phì cười một tiếng, quay đầu qua chỗ khác.
----------------
Đoạn thứ hai:
( Sau khi được trị thương, nói chuyện với Nhất Đăng đại sư)
Nhất Đăng đại sư hạ giọng thở dài nói:
- Mối họa thật sự là ở ngay ta. Ta là vua nước Đại Lý nhỏ, tuy không như thiên tử Trung Hoa trong hậu cung có ba ngàn người, nhưng số hậu phi cung tần cũng rất đông, ờ, đúng là làm ra tội nghiệt. Nhớ lại ta trước nay hiếu võ, ít gần đàn bà, ngay cả hoàng hậu cũng mấy ngày khó gặp mặt một lần thì các quý phi cung tần khác làm sao còn có ngày được gần gũi?
Nói tới đó nhìn qua bốn người đệ tử nói:
- Lý do bên trong của chuyện này các ngươi vốn cũng không rõ, hôm nay cũng tiện dịp nói cho các ngươi biết luôn.
Hoàng Dung nghĩ thầm:
- Quả thật là họ không biết, rốt lại cũng không phải là lừa mình.
Chợt nghe Nhất Đăng nói:
- Đám phi tần thấy ta hàng ngày luyện công tập võ, có người thấy thích, lằng nhằng theo xin học, ta cũng tùy tiện chỉ điểm một hai người cho họ luyện tập để khỏe mạnh sống lâu. Trong đó có một quý phi họ Lưu, thiên tư đặc biệt dĩnh ngộ, cứ dạy qua là biết, chỉ tới là hiểu, mà nàng lại còn trẻ tuổi, suốt ngày chăm chỉ khổ luyện, võ công tiến bộ rất mau. Cũng là vừa khéo có việc, hôm ấy nàng luyện võ trong vườn lại bị Chu Bá Thông Chu sư huynh nhìn thấy, vị Chu sư huynh này là người hiếu võ bậc nhất, trời sinh tính nết lại ngây thơ, không biết đề phòng chuyện nam nữ, thấy Lưu quý phi luyện võ có vẻ giỏi giang, lập tức bước tới quá chiêu với nàng. Chu sư huynh được sư ca của y là Vương chân nhân đích thân truyền thụ, Lưu quý phi làm sao là đối thủ của y... .
Hoàng Dung hạ giọng nói:
- Ái chà, y xuất thủ không biết nặng nhẹ, nhất định là đánh Lưu quý phi bị thương rồi phải không?
Nhất Đăng đại sư nói:
- Người thì không bị thương, mà là trong vài chiêu y đã dùng phép điểm huyệt điểm trúng Lưu quý phi kế hỏi nàng có phục không. Lưu quý phi tự nhiên rất khâm phục Chu sư huynh giải khai huyệt đạo cho nàng vô cùng đắcý, kế đó cao đàm khoát luận, nói tới những điều bí yếu của công phu điểm huyệt. Lưu quý phi vốn đã xin tạ dạy cho nàng công phu điểm huyệt, nhưng các ngươi nghĩ xem, môn võ công cao thâm ấy thì ta làm sao dạy được cho đám phi tần trong hậu cung? Nàng nghe Chu sư huynh nói thế đúng là chuyện mình ưa thích, lập tức cung cung kính kính thỉnh giáo y.
Hoàng Dung nói:
- A, vậy thì Lão Ngoan đồng đắc ý lắm.
Nhất Đăng nói:
- Ngươi biết Chu sư huynh à?
Hoàng Dung cười nói:
- Bọn con là bạn thân của nhau, y ở trên đảo Đào Hoa mười mấy năm không rời một bước.
Nhất Đăng nói:
- Tính y như thế sao lại chịu lần khân ở đó?
Hoang Dung cười nói:
- Là bị cha con giam lại, gần đây mới thả y ra.
Nhất Đăng gật đầu nói:
- Thế thì phải rồi, Chu sư huynh khoẻ không?
Hoành dung nói:
- Khoẻ lắm, có điều càng già càng gàn bướng, không ra con người.
Rồi chỉ vào Quách Tĩnh, bĩu môi cười nói:
- Lão Ngoan đồng kết bái với y, họ là nghĩa huynh nghĩa đệ với nhau đấy.
Nhất Đăng đại sư nhịn không được cười khẽ một tiếng, kế nói:
- Môn công phu này ngoài cha và con gái, vợ chồng thì trước nay sư phụ đàn ông không truyền cho nữ đồ đệ, sư phụ đàn bà không truyền cho nam đồ đệ... .
Hoàng Dung nói:
- Tại sao thế?
Nhất Đăng nói:
- Nam nữ thụ thụ bất thân mà, ngươi nghĩ xem nếu không sờ tới, điểm tới huyệt đạo trên toàn thân, thì môn công phu này làm sao truyền được?
Hoàng Dung nói:
- Vậy không phải người điểm huyệt đạo toàn thân của con sao?
Người đánh cá và người nông phu còn lấy làm lạ là nàng khéo giả vờ, nói toàn những chuyện không quan trọng, cùng đưa mắt liếc nàng một cái. Hoàng Dung cũng trừng mắt nhìn hai người, nói:
- Cái gì? Ta hỏi không được à?
Nhất Đăng cười khẽ nói:
- Hỏi thì hỏi được thôi, ngươi là con gái nhỏ, lại cần cứu mạng gấp, chuyện đó không cần nói nữa.
Hoàng Dung nói:
- Được thôi, cứ kể là thế đi về sau thế nào?
Nhất Đăng nói:
- Về sau một người dạy một người học, Chu sư huynh huyết khí phương cương, Lưu quý phi cũng đang trẻ tuổi, hai người da thịt đụng chạm nhau, lâu ngày sinh tình, rốt lại gây ra một trận ầm ĩ không sao thu xếp được...
Hoàng Dung đang muốn hỏi nhưng vừa máy môi lại nhịn, chỉ nghe Nhất Đăng nói tiếp:
- Có người bẩm báo với ta, ta tuy tức giận nhưng ngại mặt Vương chân nhân, chỉ làm ra vẻ không biết, nào ngờ về sau Vương chân nhân lại biết, chắc vì Chu sư huynh tính nết hào sảng ngay thẳng, không biết giấu diếm... .
Hoàng Dung nhịn không được nữa, hỏi:
- Mà chuyện gì thế, tại sao lại ầm ĩ không thu xếp được?
Nhất Đăng nhất thời không biết làm sao đưa đẩy ngần ngừ một lúc mới nói:
- Họ không phải là vợ chồng, mà lại làm việc vợ chồng với nhau.
Hoàng Dung nói:
- A, con biết rồi, Lão Ngoan đồng và Lưu quý phi sinh con.
Nhất Đăng nói:
- Ờ, cũng không phải thế. Họ quen nhau mới hơn mười ngày, làm sao sinh được con? Vương chân nhân phát giác ra rồi, trói Chu sư huynh lại đem tới cho ta xử trí. Bọn người học võ như chúng ta lấy nghĩa khí làm trọng, nữ sắc là chuyện nhẹ, há lại vì một người đàn bà mà làm tổn thương giao tình bạn bè? Ta lập tức cởi trói cho y, lại gọi Lưu quý phi lên, bảo họ kết làm vợ chồng. Nào ngờ Chu sư huynh kêu la thảm thiết, nói vốn không biết đó là chuyện sai quấy, đã không phải là chuyện hay thì có chặt đầu y cũng quyết không làm, bất kể thế nào cũng không cưới Lưu quý phi làm vợ. Lúc ấy Vương chân nhân than: Nếu không biết y vốn ngu ngốc không biết hay dở, thì y làm chuyện xấu xa làm nhục sư môn thế này đã một kiếm chém chết y rồi.
Hoàng Dung thè lưỡi cười nói:
- Lão Ngoan đồng suýt chết?
Nhất Đăng nói tiếp:
- Lần ấy ta tức giận quá, nói Chu sư huynh, ta quả thật cam tâm dứt tình tặng cho ngươi chứ há có ý gì khác? Từ xưa có câu "Anh em như chân tay, vợ chồng như quần áo. Một người đàn bà nhỏ mọn có gì lớn đâu".
Hoàng Dung vội nói:
- Phì, phì, bá bá, người xem thường phụ nữ, mấy câu ấy thật bậy bạ quá?
Người nông phu nhịn không được nữa, lớn tiếng nói:
- Ngươi đừng giả vờ nữa có được không?
Hoàng Dung nói:
- Ông ta nói không đúng thì nhất định ta phải phản bác.
Đối với bốn người Ngư Tiều Canh Độc, Nhất Đăng đại sư vừa là vua vừa là thầy, trò chuyện với y thì đừng nói là không được cãi lại nửa câu, mà trong lòng cũng phải coi như thần thánh, lúc ấy nghe Hoàng Dung buột miệng phóng túng, đều không khỏi vừa giận vừa sợ.
Nhất Đăng đại sư không hề để ý, tiếp tục nói:
- Chu sư huynh nghe câu ấy lại cứ lắc đầu. Ta càng tức giận, nói: Nếu ngươi yêu thương cô ta thì tại sao cứ nhất định không chịu? Nếu ngươi hoàn toàn không yêu thương cô ta thì tại sao lại gây ra chuyện này? Đại Lý ta tuy là nước nhỏ nhưng chẳng lẽ lại để ngươi tới cửa làm nhục như thế à? Chu sư huynh ngẩn người ra hồi lâu, đột nhiên quỳ hai gối xuống dập đầu bình bình mấy cái với ta, nói:
- Đoàn hoàng gia, là ta không phải, ngươi muốn giết ta cũng được, ta không dám chống cự. Ta không ngờ y lại như thế, nhất thời không biết nói sao, chỉ nói:
- Tại sao ta lại giết ngươi?
Y nói:
- Vậy thì ta đi đây?
Rồi rút trong bọc ra một chiếc khăn gấm đưa cho Lưu quý phi nói:
- Trả lại cho cô đây
Lưu quý phi cười thảm một tiếng, cũng không nhận lấy. Chu sư huynh buông tay, chiếc khăn ấy rơi xuống cạnh chân ta. Chu sư huynh cũng không nói gì, nghênh ngang ra khỏi cung, một lần chia tay hơn mười năm, sau đó không nghe tin tức gì của y nữa. Vương chân nhân xin lỗi ta mấy lần rồi cũng ra đi, nghe nói mùa thu năm ấy thì y buông tay du ngoạn cõi tiên. Vương chân nhân anh phong nhân hiệp, trên đời không ai hơn được, ờ... .
Hoàng Dung nói:
- Võ công của Vương chân nhân có thể cao hơn người, nhưng nói tới anh phong nhân hiệp thì con thấy chưa chắc đã hơn được bá bá. Bảy người đệ tử mà y thu nhận được cũng đều tầm thường chẳng có gì lạ, rất là kém cỏi. Thế cái khăn gấm ấy về sau thế nào?
Bốn người đệ tử trong lòng đều ngạc nhiên là cô gái nhỏ này lại lưu tâm về những chuyện nhỏ như khăn tay y phục, lại nghe sư phụ nói:
- Ta thấy Lưu quý phi bàng hoàng ngơ ngẩn lại càng tức giận, nhặt chiếc khăn lên, chỉ thấy trên khăn thêu một bức tranh uyên ương giỡn nước, ờ, đó chính là vật Lưu quý phi tặng y để tỏ tình. Ta cười nhạt một tiếng, lại nhìn thấy cạnh đôi uyên ương có thêu một bài từ... .
Hoàng Dung phát hoảng vội hỏi:
- Có phải là bài Bốn khung may, Uyên ương liền cánh muốn cùng bay không?
Người nông phu cao giọng quát:
- Ngay bọn ta cũng không biết, làm sao ngươi biết được? Cứ làm ra vẻ ngây ngô ăn nói bậy bạ!
Nào ngờ Nhất Đăng đại sư thở dài nói:
- Đúng thế, đúng là bài từ ấy, ngươi cũng biết sao?
Câu ấy vừa nói ra, bốn đại đệ từ nhìn nhau hoảng sợ.
Quách Tĩnh nhảy phắt dậy, kêu lên:
- Ta nhớ ra rồi, hôm ấy trên đảo Đào Hoa Chu sư ca bị rắn độc cắn, thần trí hôn mê, miệng cứ đọc bài từ ấy. Đúng, đúng là... Bốn khung may, Uyên ương liền cánh lại có Thương tóc trắng gì gì đó, cứ đọc đi đọc lại mấy câu ấy Dung nhi, cái gì nữa? Ta nhớ không được.
Hoàng Dung hạ giọng đọc:
- Bốn khung may, Uyên ương dệt cánh muốn cùng bay. Đáng thương tóc trắng xua già tới. Sóng xuân cỏ biếc, Phòng sâu sáng rét, áo đỏ tắm cùng ai.
Quách Tĩnh vỗ đùi một cái, nói:
- Không sai chút nào. Chu đại ca từng nói không thể gặp con gái đẹp, gặp là có tội với bạn bè, làm sư ca tức giận, lại nói quyết không thể để cô ta mò trên huyệt đạo của y, nếu không sẽ bị trúng độc. Dung nhi, y còn khuyên ta là đừng tốt với cô.
Hoàng Dung chì chiết:
- Phì, Lão Ngoan đồng, lần sau mà gặp y để xem ta có cắt tai y không!
Ðột nhiên cười sặc sụa nói:
- Hôm ở phủ Lâm An, ta thuận miệng đùa nói y không cưới được vợ. Lão Ngoan đồng đột nhiên nổi nóng suốt nửa ngày, bồi hồi vì chuyện ấy.
Quách Tĩnh nói:
- Ta nghe Anh Cô đọc bài từ ấy, cảm thấy như đã nghe qua, nhưng thủy chung không nhớ ra. Ờ, Dung nhi, sao Anh Cô cũng biết bài từ ấy?
Hoàng Dung thở dài:
- Ờ, Anh Cô chính là Lưu quý phi ấy.
Trong bốn đại đệ tử chỉ có người thư sinh là đoán được năm sáu phần, ba người còn lại đều vô cùng ngạc nhiên, nhất tề nhìn qua sư phụ.
Nhất Đăng hạ giọng nói:
- Cô nương thông minh lanh lợi, quả không thẹn là con gái Dược huynh. Tiểu danh của Lưu quý phi có chữ Anh. Hôm ấy ta ném chiếc khăn tay lại cho nàng, sau đó không triệu kiến nữa. Ta uất ức không vui, việc nước cũng không xử lý, cả ngày chỉ luyện võ để giải sầu... .
Hoàng Dung nói chen vào:
- Bá bá, trong lòng người rất yêu bà ta mà, người có biết không. Nếu không yêu thì không buồn bã lâu như thế?
Bốn đại đệ tử giận nàng ăn nói bừa bãi, đồng thanh quát lớn:
- Cô nương!
Hoàng Dung nói:
- Cái gì? Ta nói sai à? Bá bá, người bảo con nói sai à?
Nhất Đăng buồn bã nói:
- Sau đó hơn nửa năm ta không triệu kiến Lưu quý phi, nhưng trong giấc mơ cũng thường gặp nàng. Có một hôm ta nằm mơ lại nhịn không được, quyết ý tìm tới thăm hỏi. Ta cũng không để bọn cung nhân thái giám thông báo, rón rén tới chỗ phòng nàng, định xem nàng đang làm gì. Mới tới chỗ phòng ở của nàng, thì nghe bên trong vang ra một tràng tiếng kêu khóc. Ờ, ngoài phòng sương dày gió lạnh, ta ngẩn người ra đứng suốt nửa đêm, đến rạng sáng mới trở về, sau đó mắc bệnh nặng.
Hoàng Dung nghĩ thầm:
- Y là bậc hoàng đế chí tôn, đêm hôm khuya khoắt lại lén lút trong cung để dò xét phi tần của mình, quả là chuyện rất lạ.
Bốn đệ tử lại nhớ lần ấy sư phụ mắc bệnh không những rất nguy hiểm mà lại còn kéo dài, với võ công của y thì phong sương không thể xâm nhập, cho dù có bệnh cũng không đến nỗi lâu ngày không khỏi, lúc ấy mới biết năm xưa vì y tức giận đau xót mới không dùng nội công chống bệnh tật.
Hoàng Dung lại hỏi:
- Lưu quý phi sinh con cho người chẳng cũng hay sao? Sao bá bá người lại không vui chứ?
Nhất Đăng nói:
- Con nhỏ ngốc, đứa nhỏ ấy là con Chu sư huynh.
Hoàng Dung nói:
- Chu sư huynh đã đi rồi, chẳng lẽ lại còn lén lút gặp gỡ bà ta?
Nhất Đăng nói:
- Không phải thế. Ngươi chẳng nghe câu "Mang thai chín tháng mười ngày à?"
Hoàng Dung sực hiểu ra, nói:
- A, con hiểu rồi. Đứa nhỏ ấy nhất định rất giống Lão Ngoan đồng, hai tai vểnh ra, sống mũi cao, nếu không thì làm sao người biết không phải con người?
Nhất Đăng đại sư nói:
- Chuyện đó đâu cần phải thấy mới biết? Trong bấy nhiêu ngày ta không hề gần gũi với Lưu quý phi, đứa nhỏ tự nhiên không phải là con ta.
Hoàng Dung như hiểu mà không hiểu, chỉ biết hỏi nữa thì có chuyện không hay, nên không nói tới nữa.
No comments:
Post a Comment