Monday, July 6, 2015

Bàng hoàng chuyện Anh Cô (Lưu quý phi) giết con

Bạch Y Ngũ Bút

(Vietkiemhiep) - Phụ nữ sinh ra vốn là để được yêu thương chiều chuộng. Một cô gái đẹp, lại đang trong độ tuổi cập kê, vừa chớm mùi ân ái mà bị "bỏ bê", thì bị mồi lửa tình của ái ân đốt cháy, khôn ba năm dại một giờ âu cũng là điều dễ hiểu. Chưa hết, những giờ khắc đam mê lầm lỡ ấy lại biến người con gái ấy thành người mẹ, bị đẩy đến cảnh đối diện với nỗi đau thể khác của con thơ. Có lẽ hiếm có người mẹ trẻ nào lại rơi vào cảnh khổ đau, ê chề, hy vọng rồi tuyệt vọng, rồi hận thù ... hơn Anh Cô toán tử (Lưu quý phi). 

Trong Xạ điêu Anh hùng truyện, mỗi một thành viên trong nhóm đệ nhất võ lâm cao thủ (võ lâm ngũ bá: gồm Đông Tà Hoàng Dược Sư, Tây Độc Âu Dương Phong, Bắc cái Hoàng Dược sư, Nam đế Đoàn Trí Hưng, Trung thần thông Dương Trùng Dương), Nam đế Đoàn Trí Hưng có lẽ là người có câu chuyện tình thê lương, đau lòng nhất. Chỉ vì yêu mà không quan tâm đến sắc dục, ông đã phải chịu mất đi người phi yêu quý xinh đẹp của mình, thậm chí phải xuống tóc đi tu vì ân hận. Ông đã vô tình đẩy người phi yêu của mình vào một số vận đau lòng, đáng thương cảm biết chừng nào. Câu chuyện ngoại tình trong cung vua của Lưu quý phi đã để lại nhiều suy tư trong lòng các fan kiếm hiệp Kim Dung.

Câu chuyện bắt đầu từ thuở Đoàn Trí Hưng đang là một đương kim hoàng thượng, làm vua nước Đại Lý, Đại lý tuy nhỏ, nhưng trong cung hậu phi cung tần cũng cả trăm người. Họ đều là những cô gái trẻ, xinh đẹp, trinh trắng ở khắp xứ được tuyển chọn về chỉ một mục đích duy nhất là làm vợ vua.

Khổ nỗi Đoàn Trí Hưng là ông vua hiếu võ (chỉ mê tập luyện võ công), nên ít thích chuyện tình dục ái ân. Ngay cả hoàng hậu là vợ chính, mà cũng mấy ngày khó gặp mặt một lần, thì các quý phi cung tần lại càng khó có ngày được gần gũi, mà nhận "ân sủng" của nhà vua.

Lưu quý phi cả gan khâu khăn tặng tình lang tỏ tình trăng gió  

Trong đám phi tần của nhà vua họ Đoàn khi ấy, có một quý phi họ Lưu, rất thích tập luyện võ công lại có thiên tư đặc biệt dĩnh ngộ. Nàng xin nhà vua dạy võ công cho mình, mà cứ dạy qua là biết, chỉ tới là hiểu, võ công của nàng vì thế tiến bộ rất mau.

Rồi hôm nọ có đệ nhất võ lâm Vương Trùng Dương đến thăm nhà vua, dẫn theo sư đệ là Lão ngoan đồng Chu Bá Thông. Chu Bá Thông là một anh chàng rất kỳ lạ, hiếu võ bậc nhất, trời sinh tính nết lại ngây thơ như trẻ con, không biết đề phòng chuyện nam nữ.

Trong cung vua, tình cờ Chu Bá Thông thấy quý phi họ Lưu - cũng chỉ là một cô gái xinh đẹp đang tuổi trăng tròn, luyện võ có vẻ giỏi giang, bèn bước tới quá chiêu với nàng.

Vốn được sư ca là Vương Trùng Dương đích thân truyền thụ võ công, nên chỉ trong vài chiêu, anh chàng họ Chu đã dùng phép điểm huyệt điểm trúng huyệt đạo trên thân thể người đẹp. Lại còn ghé sát mặt nàng, hỏi "có phục không?". He he.

Lưu quý phi tự nhiên rất khâm phục bèn gật đầu e thẹn. Họ Chu bèn giải khai huyệt đạo cho nàng, vẻ mặt vô cùng đắc ý. Kế đó, y cao đàm khoát luận chuyện võ công cùng nàng.

Chính từ cái đụng chạm da thịt giữa hai người một nam một nữ trẻ tuổi ấy (qua phép điểm huyệt), mà cái quy tắc "nam nữ thụ thụ bất thân" vốn rất nghiêm ngặt bị phá vỡ. Chu Bá Thông đang thời trai trẻ huyết khí phương cương, Lưu quý phi cũng đang trẻ tuổi, nên chuyện da thịt đụng chạm nhau chính là lửa gần rơm vậy. Để rồi nảy sinh tình ý giữa hai bên. Rốt xảy ra "một trận ầm ĩ không sao thu xếp được" trong cung. Đó là khi chuyện ngoại tình giữa hai người bị bắt gặp, ngay trong cung vua.

Ngày ấy, vợ vua mà dám ngoại tình với người ngoài, lại ái ân ngay trong cung vua, thì rõ ràng cả hai đã tự mình tìm đến cái chết vậy. Khi đó, Vương Trùng Dương rất tức giận, tự tay trói sư đệ Chu Bá Thông đến xin lỗi và xin nhà vua xử trí.

Đoàn Trí Hưng dù vốn rất yêu quý quý phi họ Lưu, đã rất ghen tuông giận dữ khi biết nàng có tình cảm với họ Chu, nhưng rốt lại đã rất cao thượng. Với quan điểm lấy nghĩa khí làm trọng, nữ sắc là chuyện nhẹ, vua cởi trói cho Chu Bá Thông, lại gọi Lưu quý phi lên, bảo họ nên kết làm vợ chồng.

Nào ngờ Chu Bá Thông kêu la thảm thiết, nói vốn không biết đó là chuyện sai quấy (he he). Nay thấy đã không phải là chuyện hay thì có chặt đầu y cũng quyết không làm. Tóm lại bất kể thế nào cũng không chịu cưới Lưu quý phi làm vợ. Nói rồi muốn ...bỏ đi!

Trước khi đi, Chu Bá Thông rút trong bọc ra một chiếc khăn gấm mà cô gái họ Lưu đã khâu tặng - như một lời tỏ tình say đắm hôm nào, nói cộc lốc: "Trả lại cho cô đây".

Trước ứng xử phũ phàng bạc bẽo của tình lang như vậy, Lưu quý phi cười thảm một tiếng, cũng không nhận lại chiếc khăn. Chu Bá Thông bèn buông tay, chiếc khăn rơi xuống ngay trước mặt nhà vua.


Cặp đôi Anh Cô - Chu Bá Thông cuối cùng sau này cũng có ngày đoàn tụ (trong Thần điêu hiệp lữ) sau biết bao biến cố

Chia tay bẽ bàng, thân mang mầm hậu họa

Nhìn Chu Bá Thông âm thầm bỏ đi không một lời từ biệt, biết sẽ không bao giờ còn có cơ hội gặp lại được tình lang, Lưu quý phi bàng hoàng, ngơ ngẩn ...

Thấy vậy, nhà vua càng tức giận, nhặt chiếc khăn lên, chỉ thấy trên khăn thêu một bức tranh uyên ương giỡn nước. Cạnh đôi uyên ương có thêu một bài từ (bài thơ), như sau:

Bốn khung may, 
Uyên ương dệt cánh muốn cùng bay. 
Đáng thương tóc trắng xua già tới. 
Sóng xuân cỏ biếc, 
Phòng sâu sáng rét, 
áo đỏ tắm cùng ai.

Qua nội dung bài từ, có thể thấy tình cảm thiết tha của quý phi họ Lưu với Chu Bá Thông tha thiết đến chừng nào, tuyệt vọng đến chừng nào. Nàng kể mình trong cảnh phòng lạnh, tường bao. Muốn thành đôi với Chu Bá Thông, cùng tung cánh giữa trời xanh mà không thể. Nàng biết ngày chia tay, tóc trắng ... biết tỏ cùng ai!

Thật buồn thảm, đáng thương cho cô gái trẻ ấy. Ấy cũng chính là cảnh của người cung tần trong Cung oán ngâm khúc vậy. Mang tiếng là "vợ vua", biết bao cô gái trẻ bị giam hãm trong cung thành, tuy sống cùng nhung lụa mà đành để tuổi xuân trôi qua. Không có tình yêu, một đời cô quạnh.

Với việc ngoại tình với Chu Bá Thông, dù không bị án tử, thì Lưu quý phi cũng đã bị xem như một kẻ phạm tội nghiêm trọng, bị rẻ rúng, ghét bỏ trong cung. Cơ hội để nàng gặp lại nhà vua là bằng không. Thật đáng thương.

Suốt hơn nửa năm sau đó, Đoàn Trí Hưng không thèm triệu kiến Lưu quý phi. Nhưng trong giấc mơ nhà vua cũng thường gặp nàng. Một hôm nọ, vì nhớ nàng nhịn không được, nhà vua lén tìm tới thăm. Khi rón rén tới chỗ phòng nàng, định xem nàng đang làm gì, thì bỗng nghe bên trong vang ra tiếng trẻ con kêu khóc.

Biết nàng đã sinh con với cuộc tình vụng trộm với Chu Bá Thông, nhà vua lại càng đau khổ, ghen tuông. Ngoài phòng sương dày gió lạnh, nhà vua ngẩn người ra đứng suốt nửa đêm, đến rạng sáng mới trở về, sau đó mắc bệnh nặng.

Vậy mới thấy vua cũng xót thương cho nàng lắm vậy.

Qua hơn hai năm nữa, một đêm nhà vua đang ngồi trong phòng ngủ, chợt rèm cửa vén lên, Lưu quý phi xông vào. Bọn thái giám và hai tên thị vệ ngoài cửa xông vào cản trở nhưng không được đều bị nàng vung chưởng đánh tung ra.

Nhà vua ngẩng đầu nhìn, chỉ thấy nàng bế một đứa nhỏ, vẻ mặt vô cùng hoảng hốt, quỳ xuống đất buông tiếng khóc lớn, cứ dập đầu kêu: Xin hoàng thượng ra ơn, đại từ đại bi tha cho đứa nhỏ này!

Nhà vua đứng dậy nhìn, chỉ thấy đứa nhỏ đấy mặt mày đỏ bừng thở dốc, bèn bế lên nhìn kỹ thì nó bị đánh gãy năm rẽ xương sườn. Lưu quý phi khóc nói: Hoàng gia, tiện thiếp tội đáng muôn chết, nhưng xin hoàng gia tha mạng cho đứa nhỏ này.

Nhà vua hỏi : Ai đánh nó bị thương?

Lưu quý phi không đáp, chỉ khóc nói: Xin hoàng gia ra ơn tha cho nó.

Thì ra Lưu quý phi tưởng nhà vua vì giận ghét nàng, nên sai người đánh chết đứa con của nàng và Chu Bá Thông.

Điều đó nếu làthật, thì âu cũng là dễ hiểu. Vì vợ vua mang thai, có con. Thì rõ ràng đó là con vua chứ còn con ai nữa? Có ai dám nói khác bao giờ. Vua nào lại chấp nhận dung dưỡng giọt máu của tội lỗi, không phải là huyết thống của mình.

Khi biết nhà vua không hề sai người giết đứa bé, Lưu quý phi kêu lên: "A, không phải là thánh chỉ của hoàng gia thì đứa nhỏ này có thể được cứu rồi". Nói xong câu ấy thì ngất đi, ngã lăn ra đất.

Thế mới thấy lòng mẹ thương con là thế nào. Vui mừng là thế nào khi biết con mình không bị giết.

Vụ án mạng kỳ lạ

Khi tỉnh dậy, nàng nắm tay vua khóc lóc. Nguyên là nàng ru đứa nhỏ ngủ, ngoài cửa sổ đột nhiên có một ngự tiền thị vệ bịt mặt nhảy vào giằng đứa nhỏ ra, đánh vào lưng nàng một chưởng. Lưu quý phi vội bước lên cản trở, gã thị vệ ấy xô nàng ra, lại đập vào bụng đứa nhỏ một chưởng, lúc ấy mới hô hô cười rộ, vọt ra cửa sổ đi mất. Người thị vệ ấy võ công rất cao cường, nàng lại cho rằng là do vua phái tới giết con nàng, lúc ấy không dám đuổi theo, bèn xông vào chỗ vua ở cầu xin.

Đoàn Trí Hưng vốn là bậc cao thủ võ lâm, tra xét kỹ thương thế của đứa nhỏ, lại không nhìn ra là bị công phu gì đả thương, chỉ là kinh mạch đều bị chấn động đứt hết, gã thích khách này quả thật không phải tầm thường. Nhưng rõ ràng y vẫn còn thủ hạ lưu tình, đứa nhỏ yếu đuối như thế rõ ràng bị hai chường mà vẫn còn thở.

Khi vua tới phòng ở của nàng xem xét, thì trên mái ngói và bệ cửa sổ quả nhiên còn để lại dấu chân rất mờ. Vua nói: Bản lĩnh của gã thích khách này rất cao cường, nhất là khinh công càng không phải tầm thường. Trong nước Đại Lý ngoài ta ra thì không có người thứ hai có công phu như thế.

Lưu quý phi nghe xong đột nhiên hoảng sợ kêu lên: Chẳng lẽ là y? Tại sao y lại muốn giết con mình? Nàng nói câu ấy ra, vẻ mặt lập tức trở thành thê thảm. Lưu quý phi nói câu ấy mà vừa thẹn vừa giận, vừa sợ vừa nhục, không biết làm sao là tốt - nàng vừa chợt nghĩ rằng kẻ ra tay giết hại đứa nhỏ chính là Chu Bá Thông.

Nhưng đột nhiên nàng lại nói: Không, quyết không phải y. Giọng cười ấy nhất định không phải là y! Giọng cười ấy vua vĩnh viễn ghi nhớ, có chết cũng không quên được. Không, quyết không phải y!

(Sau này, Lưu Quý Phi (Anh Cô) đã tình cờ giáp mặt người có giọng cười đó. Chính là Cừu Thiên Nhận, chưởng môn  Thiết chưởng bang. Và nàng đã rượt theo quyết sống mái với kẻ đã hạ độc thủ đứa con sơ sinh của  mình).

Khi ấy, chỉ có nhà vua là người duy nhất có thể (hay đúng hơn là có khả năng) cứu chữa được cho đứa bé. Vì đòi hỏi phải dùng nội công thâm hậu để chữa thương. Tuy nhiên chính vì phải hao tốn rất nhiều nguyên khí, nên vua có phần ngần ngừ.

Thực ra, không phải là Đoàn Trí Hưng không thương Lưu quý phi, đã mấy lần định mở miệng nói sẽ chữa trị cho nó. Nhưng mỗi lần đều nghĩ tới chỉ cần ra tay một lần, thì sẽ bị hao tổn chân khí, mất hết võ công trong 5 năm. Mà như vậy thì trong lần luận kiếm ở Hoa sơn lần thứ hai sẽ không còn hy vọng đứng đầu quần hùng, cũng đừng mong có được Cửu âm chân kinh. vậy nên lòng chưa quyết.

Sau này nhớ lại, Đoàn Trí Hưng nói: Vì bộ kinh ấy (Cửu âm chân kinh) mà ta đánh mất hết lòng nhân ái của mình, cứ trầm ngâm suốt nửa giờ mới quyết định chữa thương cho nó. Ờ, trong nửa giờ ấy, ta quả thật là đứa tiểu nhân không bầng cầm thú. Nhưng chuyện đáng giận nhất là đến lúc cuối cùng khi ta quyết định ra tay trị thương, cũng hoàn toàn không phải là sửa lỗi làm lành, chỉ là không từ chối nổi lời năn nỉ của Lưu quý phi. Ấy cũng chính là vua đã tự nhận mình rất yêu quý phí họ Lưu vậy.

Khi nàng thấy vua ưng thuận chữa thương cho đứa nhỏ, mừng rỡ quá, lại ngất đi luôn một lần nữa. Vậy là trong có chốc lát, người mẹ trẻ đang đau khổ vì con đã hai lần ngất đi vì quá sướng hạnh phúc, khi biết nhà vua tha chết và thậm chí đồng ý cứu thương cho con mình.


Anh Cô - người phụ nữ có một cuộc đời đầy đau khổ, tóc bạc trắng chỉ sau vài phút vì quá xúc động và thương con, ngay khi còn rất trẻ

Vua không cứu người chỉ vì ghen

Nhà vua trước tiên chữa trị cho nàng tỉnh lại, sau đó cởi tã lót của đứa nhỏ ra để tiện dùng Tiên thiên công chữa trì cho nó. Nào ngờ vừa cởi tã lót để lộ tấm yếm trên bụng đứa nhỏ ra, lập tức khiến vua ngẩn người tại chỗ, không nói được tiếng nào. Chỉ thấy tấm yếm thêu một đôi uyên ương, cạnh thêu bài từ Bốn khung may, té ra đó là chiếc khăn gấm năm trước Chu Bá Thông vứt lại cho nàng.

Lưu quý phi thấy dáng vẻ của vua, biết sự tình không hay, mặt xám xanh. Nàng nghiến răng rút một thanh chuỷ thủ chĩa vào ngực mình, kêu lên: Hoàng gia, thiếp không còn mặt mũi nào sống trên đời, chỉ cầu người đại ân đại đức cho phép thiếp được dùng mạng mình đổi mạng đứa nhỏ này, kiếp sau thiếp xin làm trâu ngựa để đền đáp ân tình của người. Nói xong đâm luôn thanh chuỷ thủ vào tâm khẩu.

Nhà vua vội dùng Cầm nã thủ đoạt thanh chuỷ thủ nhưng nàng xuất thủ rất mau lẹ, thanh chuỷ thủ đã đâm vào thịt, trước ngực máu tươi đổ ra. Vua sợ nàng lại tự tìm cái chết bèn điểm huyệt tay chân, băng bó vết thương trước ngực nàng, để nàng nằm lên ghế nghỉ ngơi.

Nàng không nói câu nào, chỉ nhìn nhìn vua, trong mắt đầy vẻ cầu khẩn. Cả hai không ai nói câu nào, lúc ấy trong tẩm cung chỉ còn nghe tiếng thở của đứa nhỏ.

Nhà vua nghe tiếng thở của đứa nhỏ, nhớ lại rất nhiều, rất nhiều chuyện đã qua, lúc đầu nàng vào cung thế nào, đã dạy nàng luyện võ thế nào, sủng ái nàng thế nào. Nàng luôn luôn kính trọng, sợ vua, ngoan ngoãn hầu hạ vua, không dám trái ý vua chút nào. Nhưng thật ra nàng không thật lòng thương yêu ta. Ta vốn không biết, nhưng hôm ấy nhìn thấy vẻ mặt của nàng với Chu sư huynh, ta đã hiểu ra. Một người con gái toàn tâm toàn ý yêu thương một người thì sẽ có ánh mắt như thế.

Nhà vua nhớ lại: Nàng sững sờ nhìn chằm chằm vào chiếc khăn Chu Bá Thông vứt dưới đất, ngẩn người nhìn theo y quay người ra khỏi cung, ánh mắt ấy của nàng khiến vua ăn không ngon ngủ không yên mấy năm, bây giờ lại nhìn thấy ánh mắt ấy. Nàng lại vì một người mà đau lòng, có điều lần này không phải vì người tình mà vì con nàng, là con của người tình của nàng!

Đại trượng phu sinh ra trên đời mà lại yêu thương người ta tới mức chịu nhục như thế, cũng uổng làm vua một nước! Nghĩ tới đó, vua bất giác lửa giận đầy lòng, nhấc chân lên đá nát luôn cái ghế bằng ngà voi trước mặt, ngẩng đầu lên trời, bất giác ngẩn người.

Vua nói: - Nàng.., tóc nàng làm sao thế?

Nàng dường như chưa nghe vua nói, chỉ nhìn đứa nhỏ. Trước đó quả thật vua không biết trong ánh mắt của một người lại có thể có nhiều nỗi đau xót yêu thương, nhiều nỗi trìu mến như thế. Lúc ấy nàng đã biết nhà vua quyết ý không chịu cứu đứa nhỏ, nên nhân lúc nó còn sống, nhìn nó thêm được càng nhiều càng tốt.

Nhà vua cầm lấy một tấm gương, ném trước mặt nàng, nói:

- Nàng xem lại đầu tóc của nàng kìa! Nguyên là thời gian ngắn ngủi mấy giờ vừa qua đối với nàng cũng giống như trải qua mấy mươi năm, lúc ấy nàng chẳng qua chỉ mười tám mười chín tuổi, sau mấy giờ hoảng sợ, lo lắng, hối hận, thất vọng, đau lòng ấy, bấy nhiêu tình cảm xung đột, bên tóc mai đã xuất hiện vô số sợi bạc.

Nàng vẫn hoàn toàn không lưu ý tới việc dung mạo của mình đã thay đổi thế nào, chỉ trách tấm gương làm nàng chói mắt không nhìn rõ được đứa nhỏ nàng nói: Cầm tấm gương đi.

Nàng nói rất khinh suất quên mất rằng người đang đứng trước mặt nàng là hoàng đế, là chúa tể. Vua rất ngạc nhiên, nghĩ thầm:

-Nàng trước nay luôn luôn coi trọng dung mạo của mình, tại sao bây giờ lại không đếm xỉa gì tới?

Lúc ấy vua ném tấm gương đi, chỉ thấy nàng nhìn đăm đăm không chớp vào đứa nhỏ. Trước nay vua chưa từng thấy ánh mắt nào lo đắng như thế, chỉ xem đứa nhỏ có sống được hay không. Vua biết nàng hận là không chết thay cho đứa nhỏ được.

Khi đó, lòng nhà vua rất bất nhẫn, mấy lần muốn ra tay cứu con nàng, nhưng tấm yếm kia lại cứ sờ sờ trước mắt. Trên tấm khăn gấm ấy thêu một đôi uyên ương, dựa cổ vào nhau rất âu yếm thân thiết, hai con uyên ương ấy đầu đều màu trắng, ý nói là cùng sống với nhau đến lúc bạc đầu, nhưng tại sao lại có câu Đáng thương tóc trắng xua già tới?

Vua quay lại thấy tóc mai của nàng đã bạc trắng, đột nhiên toát mồ hôi lạnh, Lúc ấy vua lại cứng rắn trở lại, nói: Được, các ngươi muốn bạch đầu giai lão thì ta làm hoàng đế lạnh lẽo trong cung cũng được! Đây là đứa con của các ngươi sinh ra, tại sao ta phải hao phí tinh thần khí lực cứu nó?

Nàng nhìn vua một cái, cái nhìn cuối cùng ấy đầy vẻ oán trách hận thù. Từ đó về sau nàng vĩnh viễn không bao giờ nhìn vua nữa, nhưng cái nhìn ấy thì đến chết vua cũng không quên được.

Đau lòng mẹ giết con

Nàng lạnh lùng nói: Thả ta ra, ta muốn bế con ta? Hai câu ấy nàng nói với giọng vô cùng nghiêm nghị như nàng là chúa tể của vua, khiến người ta rất khó phản đối. Nhà vua giải huyệt cho nàng.

Nàng ôm đứa con vào lòng, đứa nhỏ chắc rất đau đớn, định khóc nhưng khóc không ra tiếng, khuôn mặt nhỏ bé sưng vù bầm tím, hai mắt nhìn nhìn mẹ xin nàng cứu cho. Nhưng trong lòng vua ương ngạnh, không hề có nửa điểm từ tâm. Vua thấy tóc trên đầu nàng từng sợi từng sợi từ màu đen chuyển thành màu tro, từ màu tro chuyển thành màu trắng, không biết là ảo giác trong lòng ta hay là quả thật như thế, chỉ nghe nàng dịu dàng nói:

- Con ạ, mẹ không có tài năng để cứu con, mẹ chỉ có thể giúp con không đau đớn nữa, con cứ ngoan ngoãn ngủ đi, ngủ đi, con ạ con vĩnh viễn không tỉnh dậy nữa đâu!

Nàng khe khẽ ru con như thế. Trên mặt đứa nhỏ thoáng nụ cười nhưng lập tức đau đớn vặn vẹo toàn thân.

Nàng lại dịu dàng nói: "Đứa con bảo bối của ta, con ngủ đi, không đau nữa đâu, một chút cũng không đau nữa đâu!"

Đột nhiên sột một tiếng, thanh chuỷ thủ của nàng đã cắm ngập vào tâm oa đứa nhỏ. Nhà vua kêu lớn một tiếng, lùi lại mấy bước, suýt nữa ngã lăn ra, trong lòng mịt mờ mịt mờ, hoàn toàn chết sững.

Chỉ thấy nàng từ từ đứng dậy, hạ giọng nói với vua: Rốt lại cũng có một ngày ta sẽ dùng lưỡi chuỷ thủ này đâm một nhát vào tim ngươi.

Nàng chỉ chiếc vòng ngọc đeo trên cổ tay nói: Đây là vật ngươi cho ta hôm đầu tiên ta vào cung, ngươi chờ đấy, ngày nào ta tháo cái vòng ngọc này trả cho ngươi thì ngày ấy ngọn chuỷ thủ này cũng đâm xuống!

Rồi nàng ôm xác đứa con, buông tiếng cười dài, nhảy qua cửa sổ ra ngoài, phi thân lên nóc nhà, trong chớp mắt không thấy bóng dáng đâu nữa.

Nhà vua không ăn không uống, nhớ nhung suốt ba ngày ba đêm, rốt lại mới đại ngộ, đem ngôi vua giao lại cho con trường của ta, từ đó xuất gia làm sư.

Nung nấu ngày trả thù vua

Hôm ấy, nàng rời Đại Lý, lấy tên là Anh Cô, lòng đầy oán hận, quyết một lòng tìm đến các hảo thủ giang hồ tầm học học võ công để trả thù. Tình cờ nàng gặp Tây độc Âu Dương Phong. Âu Dương Phong hiểu rõ tâm ý nàng, lại sẵn có mưu đồ làm bá chủ võ lâm, nên đã trù hoạch kế sách giúp nàng, cũng chính là giúp mình.

Anh Cô khi ôm xác con rời khỏi Đại Lý, lập tức đi tìm Chu Bá Thông, mấy năm đầu nghe ngóng không được tin tức của y, về sau lúc vô ý lại qua miệng Hắc Phong song sát biết y đang bị Hoàng Dược Sư giam cầm trên đảo Đào Hoa, chỉ là vì lý do gì thì hỏi không ra.

Nhớ lại hôm ấy Chu Bá Thông ở Đại Lý bỏ đi không nhìn ngó gì tới bà ta, quyết ý vĩnh biệt, bà ta biết nếu không có biến cố trọng đại thì khó có thể trùng phùng, lúc ấy biết y thất thủ bị giam bất giác vừa đau lòng vừa mừng rỡ, đau lòng vì ý trung nhân gặp nạn, mừng rỡ là vì đó cũng là cơ duyên, nếu mình cứu được y ra, y há lại không nghĩ tới ân tình?

Thế là Anh Cô đã một mình tìm tới đảo Đào Hoa của Hoàng Dược Sư. Nào ngờ đường đi trên đảo Đào Hoa quanh eo khuất khúc, đừng nói là cứu người, ngay cả mình cũng bị vây hãm ba ngày ba đêm, suýt nữa chết đói. May là Hoàng Dược Sư sai tên đầy tớ câm dẫn đường mới đưa bà ta rời đảo.

Bà ta từ đó ẩn cư trong đầm tối, tiềm tâm rèn luyện cái học thuật số. Mong ngày cứu được tình lang, toại nguyện giấc mơ đoàn tụ, uyên ương tung cánh.

Lại nói với việc dùng chủy thủ đâm vào tâm oa, giết chết chính đứa con sơ sinh của mình, Anh Cô có bị xem là phạm tội giết con hay không? Chúng ta sẽ cùng gặp nhau trong kỳ tới nha quý vị.

--------------------

Bài liên quan:



No comments:

Post a Comment