Thiên Ưng giáo là một môn phái lớn, được nhắc đến trong tác phẩm Ỷ thiên đồ long ký của Kim Dung. Hai nhân vật chính trong môn phái này được nhắc đến là giáo chủ Ân Thiên Chính Bạch Mi Ưng Vương, và con gái là Ân Tố Tố - chính là vợ của Trương Thúy Sơn (trong nhóm Võ Đang thất hiệp) và là mẹ của nhân vật chính Trương Vô Kỵ.
<< Môn hạ của Thiên Ưng giáo rất giỏi về thủy tính, thường di chuyển trên sông nước
Trong tác phẩm, Thiên Ưng giáo hành hiệp rất tàn ác, giết người không gớm tay, bị võ lâm truyền bá là ác đạo.
Trong phần đầu, do tiêu cục Lâm Môn không hoàn thành việc đưa Du Đại Nham về núi Võ Đang, Ân Tố Tố đã giả dạng là Trương Thúy Sơn - một trong Võ Đang thất hiệp, ra tay tàn sát hàng chục mạng người trong tiêu cục (thuộc phái Thiếu Lâm). Chính cuộc tàn sát này đã gây nên một cuộc hiểu lầm nghiêm trọng, kéo dài ân oán giữa Võ Đang và phái Thiếu Lâm suốt hàng chục năm trời.
Về lịch sử, Thiên Ưng giáo do Bạch Mi Ưng Vương Ân Thiên Chính, nguyên là người của Minh giáo lập nên. Khi ấy giáo chủ Minh giáo Dương Đính Thiên chết, Tử Sam Long Vương bỏ đi cùng chồng là Ngân Diệp tiên sinh đến Linh Xà đảo, Quang Minh hữu sứ Phạm Dao lưu lạc giang hồ truy tìm nguyên nhân cái chết của giáo chủ. Ở trong giáo thì Kim Mao Sư Vương đang hóa điên giết người hàng loạt (âm mưu của Thành Côn), Quang Minh tả sứ Dương Tiêu cùng Ngũ Hành Kỳ thì bất hòa với Ngũ tản nhân, tình trạng lộn xộn tranh chấp quyền lực kéo dài làm suy yếu đi Minh giáo.
Trong hoàn cảnh ấy, Bạch Mi Ưng Vương đã tách ra thành lập Thiên Ưng giáo, chỉ trong mấy năm mà uy chấn giang hồ, một mình có thể trấn áp các tà bang khác cũng như chống lại các "danh môn chính phái" trên giang hồ.
Về cơ cấu tổ chức:
Thiên Ưng giáo chia thành Tam đường là: Thiên Vi, Tử Vi và Thiên Thị và Ngũ đàn là: Huyền Võ, Chu Tước, Thanh Long, Bạch Hổ và Thần Xà.
Các nhân vật nổi tiếng của Thiên Ưng giáo:
- Bạch Mi Ưng Vương: giáo chủ, sáng lập Thiên Ứng giao.
- Ân Tố Tố: cái gái Bạch Minh Ưng Vương, vợ của Trương Thúy Sơn, mẹ của Trương Vô Kỵ (giáo chủ Minh giáo).
- Thiên Vi: đường chủ là Ân Dã Vương,
- Tử Vi: đường chủ là Ân Tố Tố
- Thiên Thị: đường chủ là Lý Thiên Viên.
..........
Xét về chiêm tinh học, người Trung Hoa lấy sao Bắc Thần (Bắc Cực) làm trung tâm bầu trời rồi chia chung quanh chòm sao Bắc Cực thành ba khu vực chính gọi là Tam Viên tức ba nhóm sao (constellations) gọi là Thái Vi (tức Thiên Vi) nằm phía nam sao Bắc Đẩu hay Thượng Viên bao gồm 20 tinh tòa, Tử Vi (Trung Viên) nằm chính giữa, còn gọi là Tử Vi cung, gồm ba mươi bảy tinh tòa, Thiên Thị (Hạ Viên) nằm phía đông nam (?) Tử Vi Viên, tổng cộng 19 tinh tòa.
Bao quanh ba Tinh Viên là Nhị Thập Bát Tú (28 vì sao) chia thành 4 nhóm, trấn đóng 4 phương, 7 ngôi phía đông là Thương Long (Thanh Long), 7 ngôi phía nam là Chu Điểu (Chu Tước), 7 ngôi phía tây là Bạch Hổ, bảy ngôi phía bắc là Huyền Võ .Còn những ngôi sao nằm gần sao Bắc Cực (không thuộc Nhị Thập Bát Tú) gọi là Trung Quan (tức Thần Xà).
Một điểm đặc biệt là nhà văn Kim Dung đã cho Ân Tố Tố vai trò cao quí nhất (Tử Vi Viên) vì Tử Vi cũng chính là Đế Toạ . Chòm sao Tử Vi bao gồm vua, thái tử, thứ tử, hoàng hậu, công chúa ... là chòm sao đứng đầu toàn thể bầu trời . Trên trời có đủ các vai trò cũng như triều đình dưới trần, đến nỗi khi nào ngưòi ta nhìn một ngôi sao cũng biết đưọc việc dưới trần, ai khỏe, ai yếu, ai sắp chết ...
Về sau, khi Trương Vô Kỵ lên làm giáo chủ Minh giáo, quần hào thống nhất lại với nhau trên Quang Minh Đỉnh, Bạch Mi Ưng Vương đem Thiên Ưng giáo nhập vào cùng Minh giáo, chấm dứt một thời kỳ lập pháp không dài những ấn tượng và hào hùng.
---------------
Môn phái, bang hội
- Bạch Đà sơn
- Cái bang
- Côn luân
- Cổ mộ
- Đại Lý Đoàn Thị (Đoàn gia phái)
- Đào Hoa đảo võ phái
- Hành Sơn
- Hằng Sơn
- Hoa Sơn
- Không động (chưa viết)
- Minh giáo
- Nam hải kiếm phái (chưa viết)
- Nga Mi
- Ngũ độc giáo
- Ngũ nhạc kiếm phái
- Nhật nguyệt thần giáo
- Thái Sơn
- Thanh Thành
- Thần Nông (chưa viết - Thiên long bát bộ)
- Thiên ưng giáo (chưa viết)
- Thiên sơn (chưa viết)
- Thiếu lâm
- Thiếu Lâm Tây Vực & Kim Cương
- Thiết chưởng bang
- Thúy Sơn (chưa viết)
- Tiêu Dao ( Thiên long bát bộ)
- Tinh túc (chưa viết)
- Toàn Chân
- Tung Sơn
- Tuyết Sơn (chưa viết)
- Trường lạc bang (chưa viết)
- Võ đang
- Vô lượng kiếm phái
Chung:
No comments:
Post a Comment