Bạch Y Ngũ Bút
Trên chốn võ lâm giang hồ của Kim Dung, tình yêu và thậm chí bao gồm cả chuyện tình dục luôn là một phần hấp dẫn không thể thiếu, tạo nên hương vị tuyệt vời và nét riêng biệt so với những tác giả khác. Những cặp trai anh hùng gái đẹp tựa thần tiên khi yêu nhau, đều được Kim Dung miêu tả vô cùng lãng mạn, luôn có một chút sexxy, quyến rũ thú vị, mà không hề dung tục. Hẳn chúng ta không thể nào quên những giây phút "thần tiên" của những cặp đôi khi bên nhau.
Trong tình yêu không thể không có hương vị của "khoái lạc", hiểu theo nghĩa hoàn toàn nghiêm túc (ảnh minh hoạ)
Trong tác phẩm kiếm hiệp đồ sộ Thiên Long Bát Bộ, Kim Dung đã kể một cách tài tình, đầy sáng tạo về vấn đề KHOÁI LẠC trong cuộc đời của mỗi nhân vật. Qua đó, chúng ta thú vị và cũng không kém phần bất ngờ, khi mà một vấn đề tưởng chừng ai ai cũng sẽ có đáp án giống nhau, thì hoá ra lại khác biệt và ... đa dạng! Để chợt nhận ra rằng, mỗi một cuộc đời, mỗi một cá nhân, vì những nguyên nhân hay lý tưởng, hay dục vọng khác nhau, có cách nhìn nhận, đánh giá về khoái lạc khác nhau. Thậm chí có người không hề quan tâm đến khoái lạc, không biết đến khoái lạc!
Kén chồng bằng câu hỏi về "khoái lạc"
Trong Thiên Long Bát Bộ, nhà sư trẻ Hư Trúc (đứa con ngoài giá thú của mối tình vụng trộm và tội lỗi giữa Diệp Nhị Nương và sư trụ trì chùa Thiếu Lâm Huyền Từ) đã bị Thiên Sơn Đồng Lão bắt ép phải phá giới (vi phạm các điều cấm (thanh quy giới luật) của đạo Phật là: cấm sát sinh, cấm ăn thịt, cấm nữ sắc tình dục). Lý do là vì Thiên Sơn Đồng Lão muốn chàng phải học võ công để giúp bà ta đánh bại kẻ tình địch là Lý Thu Thuỷ.
Thiên Sơn Đồng Lão quyết ý làm cho Hư Trúc phải TỰ NGUYỆN phá giới, nên đã bắt cóc đem một cô gái (khỏa thân) rất xinh đẹp đặt vào nơi Hư Trúc ngủ. Cô gái đó chính là Ngân Xuyên công chúa của nước Tây Hạ.
Trong căn hầm nước đá giá lạnh ở hoàng cung, bên cạnh một nàng công chúa, trong giây phút không thể kìm chế, do đòi hỏi của bản năng, Hư Trúc đã cùng nàng công chúa vượt qua "lằn ranh đỏ", hưởng thụ cái khoái lạc tình dục cuộc đời trong suốt 3 đêm liên tiếp.
Nàng công chúa Tây Hạ và nhà sư trẻ Hư Trúc "yêu" nhau trong bóng đêm, mà không hề thấy rõ mặt nhau, cũng không biết ai là ai, tên gì? Thậm chí ban đầu cả hai cùng tưởng là mình đang nằm mơ, lạc vào cõi mộng. Nên công chúa gọi Hư Trúc là "Mộng lang", Hư Trúc gọi công chúa là "Mộng cô". Là người tình trong mộng của nhau.
Sau 3 đêm, Thiên Sơn Đồng Lão không đem công chúa lại cho Hư Trúc nữa. Khiến cả hai phải xa nhau, trong nỗi nhớ nhung thèm khát bản năng. Không chỉ Hư Trúc rất nhớ công chúa, mà công chúa cũng rất nhớ, rất yêu người tình trong mộng. Lại muốn tìm lại được chàng để lấy làm chồng.
Do vậy, công chúa đã xin vua cha truyền tin công chúa tuyển rể, thu hút các bậc anh tài khắp thiên hạ cùng đến dự tuyển, tranh giành một xuất làm chồng công chúa. Trong số hàng trăm người tham gia ứng tuyển, có những người thật sự muốn cưới công chúa như Mộ Dung Phục, nhưng cũng có những người có mặt do bị ép buộc như Đoàn Dự, hay chỉ là đi theo cho vui, như Hư Trúc ...
Công chúa đã có cách chọn chồng rất kỳ lạ, đó là đưa ra 3 câu hỏi và yêu cầu những vị ứng tuyển phải trả lời. 3 câu hỏi ấy là:
- Nơi nào là nơi KHOÁI LẠC hơn hết?
- Yêu ai nhất, người đó tên là gì?
- Tướng mạo người yêu đó ra sao?
Mục đích của 3 câu hỏi đó, thực chất chỉ có người trong cuộc mới có thể biết và trả lời đúng ý công chúa được. Người đó duy nhất chỉ có thể là nhà sư trẻ Hư Trúc - Mộng lang của công chúa.
Một trong những thời khắc "khoái lạc" (dù do hoàn cảnh khách quan) của cặp đôi Đoàn Dự và Vương Ngữ Yên trong nhà kho, khiến Mộ Dung Phục ghen tức (ảnh trích trong phim Thiên Long Bát Bộ)
Khoái lạc của mỗi người khác nhau
Bạn đọc hẳn đã rất thú vị, khi nghe những câu trả lời của các vị "thí sinh" về 3 câu hỏi trên.
Người đầu tiên trả lời là Bao Bất Ðồng (đã có vợ, con), một thuộc hạ của Mộ Dung Phục. Thay vì trả lời về "khoái lạc", không hiểu sao Bao Bất Đồng lại trả lời về sự "thích thú" của mình. Y trả lời như sau:
- Tại hạ thích thú nhất là khi còn học nghề nắn đồ sứ trong một tiệm kia. Lão chủ suốt ngày cáu kỉnh đánh mắng tại hạ. Một hôm tại hạ điên tiết lên, bao nhiêu bình trà chén uống nước, cho chí lọ hoa tượng phật, tại hạ đập vỡ tan tành không còn một cái nào nguyên vẹn, rồi bỏ đi.
- Tại hạ yêu nhất là Bao Bất Tịnh. Người này mới lên ba tuổi. Một mắt nhỏ, mũi hếch lên trời, vành tai vảnh ra. Bao mỗ bảo gì y cũng nhất quyết phản đối, bảo y khóc thì y cười, bảo y cười thì y lại khóc. Y thường khóc đến hai giờ không nín. Y chính là đứa con gái của Bao mỗ tên gọi là Bao Bất Tịnh.
Thì ra có người thấy thích thú khi được ... đập phá đồ của người khác!
Tiếp đó là đến Ðoàn Dự, thế tử nước Đại Lý. Thời điểm này Đoàn Dự đang ngập tràn say đắm trong mối tình với người con gái dịu dàng hiền thục, sắc đẹp tựa tiên sa là Vương Ngữ Yên. Việc chàng phải đi cầu hôn công chúa Tây Hạ là do cha bắt ép vì lý do chính trị (mong muốn nước Đại Lý kết thân với nước Tây Hạ) chứ chàng ta chẳng hứng thú gì việc làm chồng công chúa. Thế nên câu trả lời của Đoàn Dự toàn là chuyện riêng tư giữa chàng ta và Vương Ngữ Yên, như vầy:
- Nơi khoái lạc nhất của tại hạ là cái giếng khô bùn lầy.
(Ghi chú: cái giếng khô là nơi lần đầu tiên Vương Ngữ Yên ngỏ lời yêu Đoàn Dự. Câu trả lời khiến mọi người không nhịn được cười ồ cả lên. Mà Ðoàn Dự cũng không giải thích. Ngoài Mộ Dung Phục ra không ai hay về câu chuyện "khoái lạc" của chàng trong giếng khô).
Người thứ ba là Tôn Tản vương tử nước Thổ Phồn, tưởng rằng y đã trả lời rất khôn khéo và "trí tuệ", như sau:
- Chỗ khoái lạc nhất trong đời ta là chốn động phòng sau khi được làm phò mã, kết nghĩa phu thê với công chúa.
- Người ta yêu nhất đời là Văn Nghi công chúa. Ðương nhiên nàng họ Lý còn khuê danh nàng dĩ nhiên ta chẳng hay. Sau này lên đạo vợ chồng nhất định nàng sẽ cho ta rõ.
- Còn tướng mạo công chúa thật giống như thần tiên trên trời có một dưới đất không hai. Ha ha!
Khi nghe câu trả lời trên, trong đám đông có đến quá nửa có cùng một ý nghĩ giống Tôn Tản và đều định trả lời như vậy. Họ nghe Tôn Tản nói ra rồi đều ngầm hối hận, tự nghĩ: Biết thế mình tiến lên trả lời trước đi có phải hay hơn không. Bây giờ mình cũng đáp như vậy chẳng hoá ra học mót ư?
Tiếp đến là Mộ Dung Phục.
Tưởng cũng cần nhắc lại một chút cho các fan nhớ: Mộ Dung Phục là con Mộ Dung Bác, dòng họ hoàng gia nước Yên ngày xưa (đã bị sáp nhập vào nước Tống). Y có chí hướng và nung nấu kế hoạch phục quốc, làm vua. Còn chuyện yêu đương nam nữ y coi là thường tình, là dục vọng hèn hạ, tầm thường, không đáng qua tâm đối với một bậc chính nhân quân tử. Cũng chính vì vậy, dù được Vương Ngữ Yên yêu say đắm, y cũng không quan tâm mà còn ruồng bỏ nàng. Việc y xin ứng thí cưới công chúa Tây Hạ cũng không ngoài mục đích tạo thế lực để phục quốc.
Thế nên khi được hỏi nơi nào là khoái lạc nhất, mặc dù Mộ Dung Phục trước đó đã nghe hỏi và trả lời nhiều lần, thế mà lúc người ta hỏi đến y, thì y cũng đành cứng lưỡi không biết trả lời ra sao!
Nguyên y suốt đời bận bịu lo lắng bôn tẩu về công cuộc phục quốc, chưa có một lúc nào khoái lạc cả. Người ngoài thấy y là một chàng thiếu niên anh tuấn, võ công cao cường lừng danh thiên hạ, khách giang hồ ai cũng kinh sợ. Trông bề ngoài tưởng y đã thoả mãn lắm rồi, mà thực ra trong lòng y chưa bao giờ cảm thấy một mối khoái lạc chân chính. (Theo suy nghĩ của y, thì khoái lạc được chia ra thành 2 loại: tầm thường và chân chính!).
Mộ Dung Phục ngẩn người một lúc, rồi nói: - Tôi chỉ tìm thấy sự khoái lạc chân chính sau này, chứ không phải hiện tại, mà cũng không phải ở quá khứ.
Nghe vậy, người cung nữ hỏi y cũng tưởng câu trả lời của y tương tự như Tôn Tản. Nghĩa là chờ khi nào được làm phò mã cùng công chúa thành thân bấy giờ mới là lúc khoái lạc chân chính. Sự thực cái khoái lạc mà Mộ Dung Phục nói đây là y hy vọng sau này sẽ lên ngôi Hoàng đế nước Ðại Yên lúc trung hưng phục quốc.
Cuối cùng đến phần Hư Trúc, những câu trả lời "quái đản" của chàng đã dẫn đến kết quả tốt đẹp là Mộng cô tìm lại được Mộng Lang. Hư Trúc đã được công chúa lấy làm chồng.
Nguyên văn trong tác phẩm như sau:
Ả cung nữ lại hỏi:
- Bình sinh tiên sinh thích nơi nào nhất?
Hư Trúc buột miệng thở dài đáp:
- Ở trong hầm nước đá tối om.
Y vừa nói đến hầm nước đá bỗng có tiếng thanh âm thiếu nữ khẽ "Ồ" lên một tiếng. Tiếp theo là tiếng loạng choạng, rồi một cái chén rớt xuống đất vỡ tan. (Ghi chú: đó là công chúa đang ngồi phía sau bức rèm xúc động).
Ả cung nữ lại hỏi:
- Bình sinh tiên sinh yêu người nào nhất và tên là gì?
Hư Trúc đáp:
- Tại hạ không hiểu tên vị cô nương đó là gì.
Mọi người nghe y đáp như vậy thì cười "Ồ" cả lên. Ai nấy đều cho y là một gã si cuồng. ở đời khi nào lại có người mình vẫn yêu mà không biết tên?
Ả cung nữ nói:
- Tiên sinh không biết tên họ vị cô nương đó cũng chẳng có chi là kỳ. Ngày xưa, hiếu tử Ðồng Vĩnh thấy tiên nữ hạ phàm, cũng chẳng biết người tiên tên họ là gì, gốc gác ra sao, mà hai người vẫn yêu nhau. Hư Trúc Tử tiên sinh! Chắc là dong mạo vũ cô nương đó xinh đẹp phi thường phải không?
Hư Trúc đáp:
- Dung mạo nàng thế nào tại hạ cũng không biết nốt.
Trong nhà thạch thất tiếng cười nổi dậy như sấm vang. Ai cũng lấy làm kỳ, một kỳ văn trong thiên hạ, có người lại cho là Hư Trúc cố ý bày trò cười.
Mọi người đang cười ầm lên, bỗng nghe thanh âm một thiếu nữ (công chúa) khẽ hỏi:
- Chàng có phải là "Mộng lang" chăng?
Hư Trúc giật mình kinh hãi, run lên hỏi:
- Nàng là "Mộng cô" đấy ư? Tại hạ tưởng chết về nàng.
Y giơ tay ra đưa về phía trước tiến lên mấy bước.
Bỗng ngửi thấy một mùi hương ngào ngạt. Rồi một bàn tay mềm mại nắm tay y.
Một thanh âm quen tai nói thầm vào tai Hư Trúc:
- Mộng lang! Ta không tìm thấy chàng, nên phải bày ra cách xin phụ hoàng treo bảng văn để mong chàng trở lại.
Hư Trúc kinh hãi nói:
- Nàng là...
Thiếu nữ nói:
- Chúng ta vào trong kia nói chuyện. Mộng lang! Ta suốt ngày thâu đêm tưởng nhớ đến chàng cho tới bây giờ...
Nàng vừa nói rất khẽ vừa dắt tay Hư Trúc, lén lút xuyên qua bức màn đi vào nội đường.
Khoái lạc đâu có gì là xấu
Khoái lạc là tính từ chỉ sự sung sướng, thoả mãn của một con người. Thường, khoái lạc có hàm ý khá dung tục đời thường, để chỉ sự "giao thoa" trong quan hệ tình dục giữa một người nam và một người nữ.
Nhưng nói một cách rành mạch rõ ràng, thì khoái lạc cũng chính là bản năng lớn nhất, mãnh liệt nhất của loài người chúng ta. Có lẽ bất kỳ ai cũng đều có ham muốn tình dục - khoái lạc. Thậm chí có không ít người sống cả đời chỉ là để hưởng cái thú khoái lạc vậy. Vả chăng nếu con người không có ham muốn tình dục, không có khoái lạc, thì liệu dòng giống loài người có tồn tại hay không? Các thế hệ con cái có được hình thành hay không? Thế nên bản thân khoái lạc không có gì là xấu.
Sức hấp dẫn chết người của khoái lạc có thể khiến cho mỗi người mất kiểm soát, không còn có thể phân biệt đâu là đúng, là sai, vứt xó khái niệm đâu là đạo đức. Trong phần đầu của tác phẩm Thiên Long Bát Bộ, hẳn mọi người không thể nào quên cảnh phải tự đấu tranh với dục vọng bản thân, kìm hãm khoái lạc của cặp đôi Đoàn Dự - Mộc Uyển Thanh trong căn phòng đá, khi họ bị Đoàn Diên Khánh lừa cho uống xuân dược Âm dương hoà hợp tán. Đến mức cả hai đã tự lột bỏ y phục, người nóng ran, không chịu nổi ...
Cũng chính vì sự hấp dẫn và đam mê không gì cưỡng nổi của khoái lạc, mà cả ngàn năm qua, một trong những "mưu kế" hiệu quả nhất để hại người là dùng ... mỹ nhân kế. Ngày nay thậm chí người ta còn hối lộ bằng tình dục, khoái lạc vậy.
Nhưng trên đời này vẫn có những kẻ không coi khoái lạc ra gì! Hay phải chăng là do họ chưa biết gì về khoái lạc, nên không coi "nó" ra gì!?
Qua câu chuyện của Mộ Dung Phục, người ta thấy trên đời này có những người đã tự nguyện bỏ qua khoái lạc trong cuộc đời, để sống vì lý tưởng. Cũng chính là một ước mơ, dục vọng của mình. Chỉ có điều cũng khó mà biết được cái gọi là "lý tưởng" ấy, có thực sự hay ho không? Có mang lại điều gì tốt đẹp cho chính họ và những người khác hay không? Hay chỉ là sự hão huyền, thậm chí là điên khùng, dị biệt.
Trong Thiên Long Bát Bộ, cuối cùng Mộ Dung Phục không những không hoàn thành được lý tưởng phục quốc của mình, mà thậm chí y đã phát điên, trở thành một kẻ tâm thần. Y tưởng mình là vua, nói những câu ngông nghênh, trong khi chính là một gã điên khùng không hơn không kém. Lại làm khổ người hầu gái tâm phúc của mình là nàng A Bích, suốt đời phải khốn khổ nuôi dưỡng y.
Hẳn chúng ta đều đồng ý rằng tình yêu nam nữ luôn cần và phải có yếu tố khoái lạc để trở nên trọn vẹn, đơm hoa kết quả. Than ôi, khoái lạc kỳ diệu là vậy, mà sao vẫn có người không hiểu, không biết hưởng. Mà lại đi tìm những thứ hão huyền không có trên đời. Đó mới thật là những kẻ khuyết tật, đáng thương vậy.
Trong tác phẩm kiếm hiệp đồ sộ Thiên Long Bát Bộ, Kim Dung đã kể một cách tài tình, đầy sáng tạo về vấn đề KHOÁI LẠC trong cuộc đời của mỗi nhân vật. Qua đó, chúng ta thú vị và cũng không kém phần bất ngờ, khi mà một vấn đề tưởng chừng ai ai cũng sẽ có đáp án giống nhau, thì hoá ra lại khác biệt và ... đa dạng! Để chợt nhận ra rằng, mỗi một cuộc đời, mỗi một cá nhân, vì những nguyên nhân hay lý tưởng, hay dục vọng khác nhau, có cách nhìn nhận, đánh giá về khoái lạc khác nhau. Thậm chí có người không hề quan tâm đến khoái lạc, không biết đến khoái lạc!
Kén chồng bằng câu hỏi về "khoái lạc"
Trong Thiên Long Bát Bộ, nhà sư trẻ Hư Trúc (đứa con ngoài giá thú của mối tình vụng trộm và tội lỗi giữa Diệp Nhị Nương và sư trụ trì chùa Thiếu Lâm Huyền Từ) đã bị Thiên Sơn Đồng Lão bắt ép phải phá giới (vi phạm các điều cấm (thanh quy giới luật) của đạo Phật là: cấm sát sinh, cấm ăn thịt, cấm nữ sắc tình dục). Lý do là vì Thiên Sơn Đồng Lão muốn chàng phải học võ công để giúp bà ta đánh bại kẻ tình địch là Lý Thu Thuỷ.
Thiên Sơn Đồng Lão quyết ý làm cho Hư Trúc phải TỰ NGUYỆN phá giới, nên đã bắt cóc đem một cô gái (khỏa thân) rất xinh đẹp đặt vào nơi Hư Trúc ngủ. Cô gái đó chính là Ngân Xuyên công chúa của nước Tây Hạ.
Trong căn hầm nước đá giá lạnh ở hoàng cung, bên cạnh một nàng công chúa, trong giây phút không thể kìm chế, do đòi hỏi của bản năng, Hư Trúc đã cùng nàng công chúa vượt qua "lằn ranh đỏ", hưởng thụ cái khoái lạc tình dục cuộc đời trong suốt 3 đêm liên tiếp.
Nàng công chúa Tây Hạ và nhà sư trẻ Hư Trúc "yêu" nhau trong bóng đêm, mà không hề thấy rõ mặt nhau, cũng không biết ai là ai, tên gì? Thậm chí ban đầu cả hai cùng tưởng là mình đang nằm mơ, lạc vào cõi mộng. Nên công chúa gọi Hư Trúc là "Mộng lang", Hư Trúc gọi công chúa là "Mộng cô". Là người tình trong mộng của nhau.
Sau 3 đêm, Thiên Sơn Đồng Lão không đem công chúa lại cho Hư Trúc nữa. Khiến cả hai phải xa nhau, trong nỗi nhớ nhung thèm khát bản năng. Không chỉ Hư Trúc rất nhớ công chúa, mà công chúa cũng rất nhớ, rất yêu người tình trong mộng. Lại muốn tìm lại được chàng để lấy làm chồng.
Do vậy, công chúa đã xin vua cha truyền tin công chúa tuyển rể, thu hút các bậc anh tài khắp thiên hạ cùng đến dự tuyển, tranh giành một xuất làm chồng công chúa. Trong số hàng trăm người tham gia ứng tuyển, có những người thật sự muốn cưới công chúa như Mộ Dung Phục, nhưng cũng có những người có mặt do bị ép buộc như Đoàn Dự, hay chỉ là đi theo cho vui, như Hư Trúc ...
Công chúa đã có cách chọn chồng rất kỳ lạ, đó là đưa ra 3 câu hỏi và yêu cầu những vị ứng tuyển phải trả lời. 3 câu hỏi ấy là:
- Nơi nào là nơi KHOÁI LẠC hơn hết?
- Yêu ai nhất, người đó tên là gì?
- Tướng mạo người yêu đó ra sao?
Mục đích của 3 câu hỏi đó, thực chất chỉ có người trong cuộc mới có thể biết và trả lời đúng ý công chúa được. Người đó duy nhất chỉ có thể là nhà sư trẻ Hư Trúc - Mộng lang của công chúa.
Một trong những thời khắc "khoái lạc" (dù do hoàn cảnh khách quan) của cặp đôi Đoàn Dự và Vương Ngữ Yên trong nhà kho, khiến Mộ Dung Phục ghen tức (ảnh trích trong phim Thiên Long Bát Bộ)
Khoái lạc của mỗi người khác nhau
Bạn đọc hẳn đã rất thú vị, khi nghe những câu trả lời của các vị "thí sinh" về 3 câu hỏi trên.
Người đầu tiên trả lời là Bao Bất Ðồng (đã có vợ, con), một thuộc hạ của Mộ Dung Phục. Thay vì trả lời về "khoái lạc", không hiểu sao Bao Bất Đồng lại trả lời về sự "thích thú" của mình. Y trả lời như sau:
- Tại hạ thích thú nhất là khi còn học nghề nắn đồ sứ trong một tiệm kia. Lão chủ suốt ngày cáu kỉnh đánh mắng tại hạ. Một hôm tại hạ điên tiết lên, bao nhiêu bình trà chén uống nước, cho chí lọ hoa tượng phật, tại hạ đập vỡ tan tành không còn một cái nào nguyên vẹn, rồi bỏ đi.
- Tại hạ yêu nhất là Bao Bất Tịnh. Người này mới lên ba tuổi. Một mắt nhỏ, mũi hếch lên trời, vành tai vảnh ra. Bao mỗ bảo gì y cũng nhất quyết phản đối, bảo y khóc thì y cười, bảo y cười thì y lại khóc. Y thường khóc đến hai giờ không nín. Y chính là đứa con gái của Bao mỗ tên gọi là Bao Bất Tịnh.
Thì ra có người thấy thích thú khi được ... đập phá đồ của người khác!
Tiếp đó là đến Ðoàn Dự, thế tử nước Đại Lý. Thời điểm này Đoàn Dự đang ngập tràn say đắm trong mối tình với người con gái dịu dàng hiền thục, sắc đẹp tựa tiên sa là Vương Ngữ Yên. Việc chàng phải đi cầu hôn công chúa Tây Hạ là do cha bắt ép vì lý do chính trị (mong muốn nước Đại Lý kết thân với nước Tây Hạ) chứ chàng ta chẳng hứng thú gì việc làm chồng công chúa. Thế nên câu trả lời của Đoàn Dự toàn là chuyện riêng tư giữa chàng ta và Vương Ngữ Yên, như vầy:
- Nơi khoái lạc nhất của tại hạ là cái giếng khô bùn lầy.
(Ghi chú: cái giếng khô là nơi lần đầu tiên Vương Ngữ Yên ngỏ lời yêu Đoàn Dự. Câu trả lời khiến mọi người không nhịn được cười ồ cả lên. Mà Ðoàn Dự cũng không giải thích. Ngoài Mộ Dung Phục ra không ai hay về câu chuyện "khoái lạc" của chàng trong giếng khô).
Người thứ ba là Tôn Tản vương tử nước Thổ Phồn, tưởng rằng y đã trả lời rất khôn khéo và "trí tuệ", như sau:
- Chỗ khoái lạc nhất trong đời ta là chốn động phòng sau khi được làm phò mã, kết nghĩa phu thê với công chúa.
- Người ta yêu nhất đời là Văn Nghi công chúa. Ðương nhiên nàng họ Lý còn khuê danh nàng dĩ nhiên ta chẳng hay. Sau này lên đạo vợ chồng nhất định nàng sẽ cho ta rõ.
- Còn tướng mạo công chúa thật giống như thần tiên trên trời có một dưới đất không hai. Ha ha!
Khi nghe câu trả lời trên, trong đám đông có đến quá nửa có cùng một ý nghĩ giống Tôn Tản và đều định trả lời như vậy. Họ nghe Tôn Tản nói ra rồi đều ngầm hối hận, tự nghĩ: Biết thế mình tiến lên trả lời trước đi có phải hay hơn không. Bây giờ mình cũng đáp như vậy chẳng hoá ra học mót ư?
Tiếp đến là Mộ Dung Phục.
Tưởng cũng cần nhắc lại một chút cho các fan nhớ: Mộ Dung Phục là con Mộ Dung Bác, dòng họ hoàng gia nước Yên ngày xưa (đã bị sáp nhập vào nước Tống). Y có chí hướng và nung nấu kế hoạch phục quốc, làm vua. Còn chuyện yêu đương nam nữ y coi là thường tình, là dục vọng hèn hạ, tầm thường, không đáng qua tâm đối với một bậc chính nhân quân tử. Cũng chính vì vậy, dù được Vương Ngữ Yên yêu say đắm, y cũng không quan tâm mà còn ruồng bỏ nàng. Việc y xin ứng thí cưới công chúa Tây Hạ cũng không ngoài mục đích tạo thế lực để phục quốc.
Thế nên khi được hỏi nơi nào là khoái lạc nhất, mặc dù Mộ Dung Phục trước đó đã nghe hỏi và trả lời nhiều lần, thế mà lúc người ta hỏi đến y, thì y cũng đành cứng lưỡi không biết trả lời ra sao!
Nguyên y suốt đời bận bịu lo lắng bôn tẩu về công cuộc phục quốc, chưa có một lúc nào khoái lạc cả. Người ngoài thấy y là một chàng thiếu niên anh tuấn, võ công cao cường lừng danh thiên hạ, khách giang hồ ai cũng kinh sợ. Trông bề ngoài tưởng y đã thoả mãn lắm rồi, mà thực ra trong lòng y chưa bao giờ cảm thấy một mối khoái lạc chân chính. (Theo suy nghĩ của y, thì khoái lạc được chia ra thành 2 loại: tầm thường và chân chính!).
Mộ Dung Phục ngẩn người một lúc, rồi nói: - Tôi chỉ tìm thấy sự khoái lạc chân chính sau này, chứ không phải hiện tại, mà cũng không phải ở quá khứ.
Nghe vậy, người cung nữ hỏi y cũng tưởng câu trả lời của y tương tự như Tôn Tản. Nghĩa là chờ khi nào được làm phò mã cùng công chúa thành thân bấy giờ mới là lúc khoái lạc chân chính. Sự thực cái khoái lạc mà Mộ Dung Phục nói đây là y hy vọng sau này sẽ lên ngôi Hoàng đế nước Ðại Yên lúc trung hưng phục quốc.
Cuối cùng đến phần Hư Trúc, những câu trả lời "quái đản" của chàng đã dẫn đến kết quả tốt đẹp là Mộng cô tìm lại được Mộng Lang. Hư Trúc đã được công chúa lấy làm chồng.
Nguyên văn trong tác phẩm như sau:
Ả cung nữ lại hỏi:
- Bình sinh tiên sinh thích nơi nào nhất?
Hư Trúc buột miệng thở dài đáp:
- Ở trong hầm nước đá tối om.
Y vừa nói đến hầm nước đá bỗng có tiếng thanh âm thiếu nữ khẽ "Ồ" lên một tiếng. Tiếp theo là tiếng loạng choạng, rồi một cái chén rớt xuống đất vỡ tan. (Ghi chú: đó là công chúa đang ngồi phía sau bức rèm xúc động).
Ả cung nữ lại hỏi:
- Bình sinh tiên sinh yêu người nào nhất và tên là gì?
Hư Trúc đáp:
- Tại hạ không hiểu tên vị cô nương đó là gì.
Mọi người nghe y đáp như vậy thì cười "Ồ" cả lên. Ai nấy đều cho y là một gã si cuồng. ở đời khi nào lại có người mình vẫn yêu mà không biết tên?
Ả cung nữ nói:
- Tiên sinh không biết tên họ vị cô nương đó cũng chẳng có chi là kỳ. Ngày xưa, hiếu tử Ðồng Vĩnh thấy tiên nữ hạ phàm, cũng chẳng biết người tiên tên họ là gì, gốc gác ra sao, mà hai người vẫn yêu nhau. Hư Trúc Tử tiên sinh! Chắc là dong mạo vũ cô nương đó xinh đẹp phi thường phải không?
Hư Trúc đáp:
- Dung mạo nàng thế nào tại hạ cũng không biết nốt.
Trong nhà thạch thất tiếng cười nổi dậy như sấm vang. Ai cũng lấy làm kỳ, một kỳ văn trong thiên hạ, có người lại cho là Hư Trúc cố ý bày trò cười.
Mọi người đang cười ầm lên, bỗng nghe thanh âm một thiếu nữ (công chúa) khẽ hỏi:
- Chàng có phải là "Mộng lang" chăng?
Hư Trúc giật mình kinh hãi, run lên hỏi:
- Nàng là "Mộng cô" đấy ư? Tại hạ tưởng chết về nàng.
Y giơ tay ra đưa về phía trước tiến lên mấy bước.
Bỗng ngửi thấy một mùi hương ngào ngạt. Rồi một bàn tay mềm mại nắm tay y.
Một thanh âm quen tai nói thầm vào tai Hư Trúc:
- Mộng lang! Ta không tìm thấy chàng, nên phải bày ra cách xin phụ hoàng treo bảng văn để mong chàng trở lại.
Hư Trúc kinh hãi nói:
- Nàng là...
Thiếu nữ nói:
- Chúng ta vào trong kia nói chuyện. Mộng lang! Ta suốt ngày thâu đêm tưởng nhớ đến chàng cho tới bây giờ...
Nàng vừa nói rất khẽ vừa dắt tay Hư Trúc, lén lút xuyên qua bức màn đi vào nội đường.
Khoái lạc đâu có gì là xấu
Khoái lạc là tính từ chỉ sự sung sướng, thoả mãn của một con người. Thường, khoái lạc có hàm ý khá dung tục đời thường, để chỉ sự "giao thoa" trong quan hệ tình dục giữa một người nam và một người nữ.
Nhưng nói một cách rành mạch rõ ràng, thì khoái lạc cũng chính là bản năng lớn nhất, mãnh liệt nhất của loài người chúng ta. Có lẽ bất kỳ ai cũng đều có ham muốn tình dục - khoái lạc. Thậm chí có không ít người sống cả đời chỉ là để hưởng cái thú khoái lạc vậy. Vả chăng nếu con người không có ham muốn tình dục, không có khoái lạc, thì liệu dòng giống loài người có tồn tại hay không? Các thế hệ con cái có được hình thành hay không? Thế nên bản thân khoái lạc không có gì là xấu.
Sức hấp dẫn chết người của khoái lạc có thể khiến cho mỗi người mất kiểm soát, không còn có thể phân biệt đâu là đúng, là sai, vứt xó khái niệm đâu là đạo đức. Trong phần đầu của tác phẩm Thiên Long Bát Bộ, hẳn mọi người không thể nào quên cảnh phải tự đấu tranh với dục vọng bản thân, kìm hãm khoái lạc của cặp đôi Đoàn Dự - Mộc Uyển Thanh trong căn phòng đá, khi họ bị Đoàn Diên Khánh lừa cho uống xuân dược Âm dương hoà hợp tán. Đến mức cả hai đã tự lột bỏ y phục, người nóng ran, không chịu nổi ...
Cũng chính vì sự hấp dẫn và đam mê không gì cưỡng nổi của khoái lạc, mà cả ngàn năm qua, một trong những "mưu kế" hiệu quả nhất để hại người là dùng ... mỹ nhân kế. Ngày nay thậm chí người ta còn hối lộ bằng tình dục, khoái lạc vậy.
Nhưng trên đời này vẫn có những kẻ không coi khoái lạc ra gì! Hay phải chăng là do họ chưa biết gì về khoái lạc, nên không coi "nó" ra gì!?
Qua câu chuyện của Mộ Dung Phục, người ta thấy trên đời này có những người đã tự nguyện bỏ qua khoái lạc trong cuộc đời, để sống vì lý tưởng. Cũng chính là một ước mơ, dục vọng của mình. Chỉ có điều cũng khó mà biết được cái gọi là "lý tưởng" ấy, có thực sự hay ho không? Có mang lại điều gì tốt đẹp cho chính họ và những người khác hay không? Hay chỉ là sự hão huyền, thậm chí là điên khùng, dị biệt.
Trong Thiên Long Bát Bộ, cuối cùng Mộ Dung Phục không những không hoàn thành được lý tưởng phục quốc của mình, mà thậm chí y đã phát điên, trở thành một kẻ tâm thần. Y tưởng mình là vua, nói những câu ngông nghênh, trong khi chính là một gã điên khùng không hơn không kém. Lại làm khổ người hầu gái tâm phúc của mình là nàng A Bích, suốt đời phải khốn khổ nuôi dưỡng y.
Hẳn chúng ta đều đồng ý rằng tình yêu nam nữ luôn cần và phải có yếu tố khoái lạc để trở nên trọn vẹn, đơm hoa kết quả. Than ôi, khoái lạc kỳ diệu là vậy, mà sao vẫn có người không hiểu, không biết hưởng. Mà lại đi tìm những thứ hão huyền không có trên đời. Đó mới thật là những kẻ khuyết tật, đáng thương vậy.
.........
Tác giả Bạch Y Ngũ Bút
(chủ xị Việt kiếm hiệp blog nầy)
- Đi tìm thiên hạ đệ nhất mỹ nhân
- Hoàng Dung đã bị Quách Tĩnh hạ gục, lấy mất trái tim như thế nào?
- Chuyện Hoàng Dung lén theo chân Quách Tĩnh
- Thú vị chuyện Hoàng Dung ngây thơ về kiến thức tình dục
- Chuyện Hoàng Dung, Nghi Lâm đi ăn trộm vì … dại trai!
- Vì sao cô gái nhỏ xinh đẹp Hoàng Dung có tánh thích ... ăn trộm?!
- Thú chơi bạch điêu của Hoàng Dung
- Thú vị bản tánh mơ mộng, thích cảnh đẹp của Hoàng Dung
- Căn bệnh si tình của gia đình Hoàng đảo chủ
- Bàng hoàng chuyện Anh Cô (Lưu quý phi) giết con
- Những chuyện "dị" ở Cái bang
- Sức nặng của lời hẹn sau 16 năm vợ chồng sẽ tái hợp của Tiểu Long Nữ khiến Trời cũng phải động lòng
- Bâng khuâng nhớ người se duyên cho Tiểu Long Nữ và Dương Quá
- Chuyện Tiểu Long Nữ giết hụt Dương Quá
- Vụ "hái quả" Tiểu Long Nữ, đừng quá trách Doãn Chí Bình
- Âu Dương Phong có trách nhiệm gì trong việc Tiểu Long Nữ bị Doãn Chí Bình “hái quả” không?
- Nghĩ gì trong giây phút Tiểu Long Nữ bị Doãn Chí Bình cướp đoạt đời con gái?
- Ngẩn ngơ cú nhảy của Quách Tương xuống vực thẳm Đoạn Trường Nhai
- Tiểu Long Nữ hẹn gặp Dương Quá sau 16 năm là để chờ Quách Tương lớn lên?
- Thú vị nghe Quách Tương luận về đại anh hùng võ lâm
- Kiều nữ độc ác Lý Mạc Sầu đã "thất thân" với ai?
- Vì sao Triệu Mẫn yêu Trương Vô Kỵ?
- Triệu Mẫn vừa uống rụ vừa tán tỉnh Trương Vô Kỵ
- Ai sẽ là vợ Trương Vô Kỵ?
- Triệu Mẫn, Chu Chỉ Nhược – ai độc ác hơn?
- Hoàng y mỹ nữ là con gái của Tiểu Long Nữ?
- Chu Chỉ Nhược thất bại thảm hại vì đặt Nga My phái lên trên tự do và tình cảm cá nhân
- Chu Chỉ Nhược xinh đẹp nhận chỉ thị quyến rũ Trương Vô Kỵ và bí mật về Ỷ thiên kiếm Đồ long đao
- Vì sao Diệt Tuyệt Sư Thái ép Chu Chỉ Nhược nhậm chức chưởng môn Nga My đời thứ tư?
- Thú chơi hoa "điếc không sợ súng" của Vương phu nhơn
- Mối tình đơn phương bệnh hoạn và thù hận của người đàn bà đẹp Khang Mẫn với bang chủ Cái Bang Kiều Phong
- "Ta tha được người hãy tha ngay" !
- Tình yêu đơn phương và thầm lặng của Trương Tam Phong dành cho Quách Tương
- Chuyện tình Lâm Bình Chi - Nhạc Linh San: chữ hiếu nặng hơn chữ tình
- Thấy mặt tui thì phải làm … chồng tui!
Vụ án Doãn Chí Bình hiếp dâm Tiểu Long Nữ
Casino Near Bryson City, NC | MapYRO
ReplyDelete› 문경 출장샵 bryson-city-nv › bryson-city-nv A map showing casinos 군산 출장마사지 and 목포 출장마사지 other 서귀포 출장마사지 gaming facilities located near Bryson City NC in Bryson 충청북도 출장마사지 City, NC.