Hàng long thập bát chưởng là một tuyệt kỹ công phu của phái Cái bang, hay chính xác hơn là của chưởng môn Cái bang. Võ công này gắn liền với Cửu chí thần cái Hồng Thất Công, được nhắc tới nhiều trong Thiên Long bát bộ và Xạ điêu tam bộ khúc (Anh hùng xạ điêu, Thần điêu hiệp lữ và Ỷ thiên Đồ long ký). Hàng long thập bát chưởng là một trong hai tuyệt kỹ công phu của Cái Bang (gồm Đả cẩu bổng pháp).
Nếu như Đả cẩu bổng pháp là bộ bổng pháp (côn, gậy) chỉ có bang chủ đời trước đích thân truyền thụ cho bang chủ đời sau, thì Hàng long thập bát chưởng chỉ có những đệ tử cái bang từ hàng 9 túi trở lên mới được truyền dạy. Mỗi người chỉ được dạy một vài chiêu chứ không được học hết cả pho chưởng pháp, ngoại trừ các đồ đệ truyền nhân của bang chủ.
Theo truyện Anh hùng xạ điêu, Hàng long thập bát chưởng đã vang danh thiên hạ từ lâu, song đến đời Hồng Thất Công, bang chủ thứ 18 của Cái Bang, thì mới thật sự uy trấn giang hồ, và đến đời Quách Tĩnh (đồ đệ của Hồng Thất Công) thì được biết đến rộng rãi nhất.
Theo truyện Thiên long bát bộ, một nhân vật nữa làm cho Hàng long thập bát chưởng đi vào huyền thoại là Tiêu Phong, một nhân tài kiệt xuất của Cái Bang. Với tấm lòng hào hiệp, chính nghĩa, không chịu khuất phục cường địch, Tiêu Phong cùng với Hàng long thập bát chưởng là nỗi khiếp sợ của tà môn ngoại đạo. Trong bản chỉnh sửa mới nhất của Thiên Long Bát Bộ, thì Hàng long thập bát chưởng mới đầu có 28 chiêu là Hàng Long nhị thập bát chưởng. Về sau Tiêu Phong nhận thấy vẫn còn thiếu uy lực, lại có nhiều chiêu lập lại nên đã bổ sung, sửa chữa, rút gọn lại, tạo thành Hàng long thập bát chưởng, đồng thời khiến uy lực của bộ chưởng pháp tăng thêm. Cũng trong bản sửa đổi này thì Tiêu Phong còn nhờ Hư Trúc học Hàng long thập bát chưởng và Đả Cẩu Bổng Pháp với mục đích sau này khi Cái Bang tìm được bang chủ mới thì Hư Trúc sẽ truyền lại võ công cho người đó.
Theo Kim Dung, bộ chưởng pháp này là võ công chí cương của thiên hạ, bao đời Bang chủ Cái Bang nhờ nó mà thành danh giang hồ, uy lực tùy theo người sử dụng. Những cao thủ về môn chưởng pháp này có thể kể là Tiêu Phong, Hồng Thất Công, Quách Tĩnh. Gia Luật Tề cũng biết tất cả các chiêu nhưng không thể phát huy uy lực được như Tiêu Phong,Quách Tĩnh và Hồng Thất Công. Về sau Hàng Long thập bát chưởng chỉ còn truyền lại được 12 chiêu như bang chủ Sử Hoả Long (Ỷ Thiên Đồ Long Ký) luyện nhưng không ai có được thành tựu cao, vật đổi sao dời, Hàng long thập bát chưởng cũng theo đó mà thất truyền cùng với sự suy vi của Cái Bang.Trong Ỷ Thiên Đồ Long Ký, một lần nữa Hàng long thập bát chưởng được Tống Thanh Thư tái xuất do Chu Chỉ Nhược đã lấy ra từ Ỷ Thiên Kiếm đưa cho Tống Thanh Thư tập để đối phó Trương Vô Kỵ.
Trong Trạng Nguuyên Tô Khất Nhi, Hàng Long Thập Bát Chưởng cũng được Tô Khất Nhi (Tô Sáng-Bang Chủ cuối cùng của Cái Bang) sử dụng để đánh bại Thành Vô Khấu (Triệu Vô Cực). Hơn 150 năm sau, 1 người nữa cũng biết Hàng Long Thập Bát Chưởng, đó là Vương Tiểu Long của Long Hổ Môn, con trai của Vương Phục Hổ (Vương Hàng Long cùng Vương Phục Hổ sáng lập Long Hổ Môn), cũng đã dùng Hàng Long Thập Bát Chưởng đánh bại Hỏa Vân Tà Thần (La Sát Giáo).
Chiêu thức của bộ chưởng pháp này bao gồm:
1.Phi long tại thiên : có nghĩa: "rồng bay lên trời". Khí dương đã phát huy rực rỡ, hoặc con người đã khai mở được bản tâm để phát huy diệu dụng.
2.Kiến long tại điền: có nghĩa là: "con rồng đã hiện ra trên mặt ruộng". Lúc này khí dương bắt đầu được khai mở.
3.Hồng Tiệm vu lực: có nghĩa "con chim hồng dần bay đến đậu trên gò đất". Quẻ Tiện còn có tên là Phong sơn tiệm, do được tạo thành bởi quẻ Cấn (là núi) ở dưới và quẻ Tốn (là gió) ở trên. Ý nghĩa tượng trưng của Hồng tiệm vu lục là hào Cửu tam có vị trí trên cùng của quẻ Cấn, là hào dương xử ở ngôi dương, cương kiện năng tiến, do đó mới có tượng "con chim hồng dần bay lên đậu trên gò đất".
4.Tiềm long vật dụng: có nghĩa là: "như con rồng còn đang ẩn náu; không nên dùng". Khi khí dương còn đang tiềm tàng, hoặc bản thể của tâm chưa được phát lột thì không nên hành động.
5.Kháng long hữu hối: có nghĩa: "Rồng bay cao quá ắt sẽ hối hận". Hào dương ở ngôi cao nhất của quẻ thuần dương, như để tâm chìm đắm vào chỗ lưu đãng, hư huyền xa rời mất cõi nhân sinh, ắt sẽ hối hận. Dùng Cang long hữu hối phải có phát có thu, lực đánh ra 10 phần, lưu lại 20 phần, có phát có thu
6.Lợi thiệp đại xuyên: có nghĩa: "có lợi trong việc lội qua sông lớn", đây là lời thường dùng trong các quái từ, hào từ của Kinh Dịch. "Đại xuyên" là sông lớn, thường được dùng để ví với sự gian nan hiểm trở.
7.Đột như kỳ lai: có nghĩa: "thình lình ập tới". Trong hào Cửu tam thì sự đe dọa đã bắt đầu hiện ra dưới hình thức ngọn cầu vồng lấn át ánh nắng chiều, và đến hào Cửu tứ thì đột ngột chuyển thành hiện thực.
8.Chấn kinh bách lý: có nghĩa: "tiếng sấm động vang xa hàng trăm dặm".
9.Hoặc dược ư uyên: có nghĩa: "hoặc nhảy vào vực thẳm". Đây là bước rẽ quyết định, con người từ bỏ thế giới rạch ròi của lý trí để đi vào thế giới huyền vi của tâm thức.
10.Song Long Xuất Thủy: có lẽ tác giả chỉ thuận tay dùng các thành ngữ quen thuộc trong kho tàng văn học Trung Quốc mà đặt tên, theo kiểu các chiêu "Giao long hỷ thủy", "Lưỡng long tranh châu"... thường gặp các tiểu thuyết võ hiệp chứ không phải là câu được chọn ra từ Kinh Dịch.
11.Dực Long tại uyên
12.Thời thừa lục long
13.Bái Nhiên Hữu Vũ
14.Tổn tắc hữu phu
15.Long chiến vu dã: có nghĩa: "rồng đánh nhau nơi hoang dã". Âm đã đến lúc cực thịnh nên tranh nhau với Dương.
16.Lữ sương băng chí: có nghĩa: "dẫm trên sương, thì biết băng dày sắp đang tới". Đây là tượng của khí âm mới sinh.
17.Đê dương xúc phiên
18.Thần long bãi vĩ: có nghĩa "đi sau cọp, đạp đuôi cọp, bị nó quay lại cắn, nguy hiểm". Kim Dung giải thích tên chiêu này được lấy từ câu trên, để tả khí thế mạnh mẽ và hung dữ của chiêu thức. Người đời sau thấy chữ "hổ" không hợp trong môn chưởng pháp "hàng long" nên đổi thành "Thần long bãi vĩ"
--------------------------
Võ công, bí kíp ...
- Âm dương hòa hợp tán
- Ảm nhiên tiêu hồn chưởng
- Bách biến quỷ ảnh (Thần hành bách biến)
- Bắc Minh thần công
- Bích Hải Triều Sinh Khúc
- Càn khôn đại nã di
- Cửu âm bạch cốt trảo
- Cửu âm chân kinh
- Cửu dương chân kinh
- Dịch cân kinh
- Đả cẩu bổng pháp
- Độc cô cửu kiếm
- Hàn băng chưởng
- Hàm mô công (Cáp mô công)
- Hàng long thập bát chưởng
- Hấp tinh đại pháp
- Hóa công đại pháp
- Không Minh Quyền
- Kim cương phục ma quyền
- Lạc anh thần kiếm chưởng
- Lăng ba vi bộ
- Lục mạch thần kiếm
- Luận về tuyệt thế võ công Lục Mạch Thần Kiếm
- Mãn thiên hoa vũ
- Ngọc nữ tâm kinh
- Ngũ hành bát quái trận
- Nhất Dương Chỉ
- Nhuyễn vị giáp
- Quỳ hoa bảo điển
- Sinh tử phù
- Song Thủ Hỗ Bác
- Thất Tuyệt Châm
- Thiên sơn lục dương chưởng
- Tiêu Dao Du
- Tịch tà kiếm pháp
- Tổng hợp các bí kíp võ công trong tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung
- Những chiêu thức, bí kíp võ thuật trong tiểu thuyết Kim Dung
- Các chiêu thức võ thuật trong tác phẩm Kim Dung (bài bổ sung)
No comments:
Post a Comment